Chùa Hương Tích vừa là một di tích nổi tiếng vừa là ngôi chùa liêng thiêng bậc nhất tại Việt Nam. Chùa sở hữu vẻ đẹp như chốn tiên Phật; bồng lai tiên cảnh khiến lòng người rung động. Không những thế mỗi năm có cả hàng ngàn người đến chùa để cầu bình an, sức khỏe cho gia đình. Hôm nay hãy cùng Không Gian Gốm tìm hiểu chùa Hương Tích Hà Nội qua bài chia sẻ chi tiết bên dưới.

Tìm hiểu chùa Hương Tích Hà Nội – Lịch sử hình thành
Chùa Hương tích còn được gọi là chùa Hương Sơn hay chùa Hương thực chất là một quần thể danh lam thắng cảnh bao gồm rất nhiều hang động, đền thờ và hàng chục ngôi chùa Phật khác nhau. Nơi này nằm trên địa bàn xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là vùng đất nằm ven bờ phải sông Đáy; xung quanh có những dãy núi đá vôi nhấp nhô kề bên những dòng suối uốn lượn quanh co. Trung tâm của quần thể này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Tương truyền rằng khi xưa vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua vùng Hương Sơn năm 1467 đã đóng quân nghỉ lại tại đây và cho quân lính thổi cơm ăn. Vua xem thiên văn thấy vùng này lâm vào địa phận của sao Thiên Trù; nên đã đặt tên cho nơi đây là chùa Thiên Trù. Vào khoảng những năm 1442 đến 1497; ba vị hòa thượng đời vua Lê đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù. Năm 1686 của thời vua Lê Trung Hưng; chùa được trụ trì và tiếp tục mở rộng bởi Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang (là một vị quan trong triều nhưng người đã quyết định treo ấn từ quan để đi tu). Những năm tháng chiến tranh tiếp theo đặc biệt là kháng chiến chống Pháp năm 1947 đã khiến cho chùa Hương Tích gần như bị phá hủy hoàn toàn và chỉ được dựng lại sau này theo hướng dẫn của cố hòa thượng Thích Thanh Chân. Đến đầu thế kỷ XX, trong khu vực này Hương Sơn đã có hơn một trăm ngôi chùa hình thành.
Tìm hiểu chùa Hương Tích Hà Nội – Kiến trúc nghệ thuật
Cả quần thể kiến trúc chùa Hương Tích nằm rải rác trong thung lũng suối Yến; gồm có chùa Ngoài (chùa Thiên Trù) và chùa Trong (chùa Hương). Đặt chân đến chùa Ngoài; du khách sẽ thấy một tấm bia khắc “Thiên Trù tự bi ký” dựng năm Chính Hòa thứ 7 (1686). Trên đây có ghi lại những hoạt động tu sửa chùa Thiên Trù và chùa Hương Tích của nhà sư Viên Quang. Phía trước là tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch cùng với tháp chuông ba tầng độc đáo. Giữa sân chùa có một đỉnh đồng cao 3m; bên cạnh sân là hồ bán nguyệt và vườn tháp. Trong vườn tháp này còn có ngôi tháp Viên Công chứa hài cốt nhà sư Viên Quang được dựng từ thế kỷ XVII. Điểm nhấn đặc biệt của chùa Ngoài là giữa điện thờ Phật có tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá cao đến 2,8m.

Từ chùa Thiên Trù đi khoảng 2km theo đường núi quanh co và nhiều dốc du khách sẽ đến được chùa Trong (chùa Hương). Vách đá trước cửa động có ghi năm chữ Hán “Nam Thiên đệ nhất động”; nghĩa là Động thứ nhất ở trời Nam khắc năm 1770 vào đời chúa Trịnh Sâm. Nơi đây có nguồn gốc từ hang động cổ không phải do bàn tay xây dựng của con người nên mang nét đẹp tự nhiên. Hang khá rộng và có nhiều nhũ đá với hình thù đa dạng; chúng được gọi là: Núi Cô; Núi Cậu; Đụn Gạo; Đụn Tiền; Buồng Tằm; Nong Kén;… Điểm đặc biệt nhất trong động là pho tượng Đức Phật bà Quán Thế Âm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn. Bức tượng có tư thế ngồi đặc biệt; tay cầm viên ngọc minh châu; dưới chân có bông sen mềm mại. Theo bài ký khắc trên đá thì pho tượng này được tạc vào năm 1793. Trong động Hương Tích còn quả chuông đồng cao 1,24m; đường kính đáy 0,63m đúc năm Thịnh Đức thứ ba 1655.

Những nét đẹp của chùa Hương Tích Hà Nội
Bên cạnh hai ngôi chùa chính là Hương Tích và Thiên Trù thì quần thể Hương Sơn còn hội tụ rất nhiều danh thắng cũng như những đền chùa khác với vẻ đẹp không hề thua kém. Nếu muốn tham quan hết du khách phải dành ra cả một ngày. Một trong số đó có thể kể đến là chùa Tiên nằm trong hang động với 5 pho tượng bằng đá tuyệt đẹp; tượng Bà Chúa Ba ở giữa; phía trước là tượng Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh và tượng Diệu Âm cưỡi voi trắng; phía sau là tượng vua cha và hoàng hậu mẹ của Bà Chúa Ba. Ở giữa chùa Thiên Trù và chùa Hương là chùa Giải Oan; nơi đây có động Tuyết Kinh và đền Cửa Võng thờ mẫu Thượng Ngàn. Hay từ chùa Thiên Trù có lối rẽ qua rừng mơ đến chùa Hinh Bồng; ngôi chùa này còn giữ được một pho tượng Cửu Long bằng đồng rất đẹp. Ngoài ra tại chùa Hương còn có chùa Cây Khế; chùa Tuyết; thung lũng trồng dâu; hang Sũng Sàm;…

Và nói đến vẻ đẹp tâm linh của chùa Hương Tích thì chúng ta cũng không thể bỏ qua lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng riêng cho đến hết tháng 3. Đây cũng là lễ hội chùa dài nhất Việt Nam mỗi năm. Tại lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động như dâng hương; lễ bái và các chương trình văn nghệ nhằm phục vụ khách hành hương gần xa.
- Xem thêm: Khám phá chùa Bà Đá Hà Nội – Ngôi chùa cổ nổi tiếng nghìn năm

Trên đây là những thông tin về lịch sử, kiến trúc cũng như vẻ đẹp của chùa Hương Tích mà chúng tôi tổng hợp được. Bên cạnh việc đi chùa cầu nguyện thì mọi người cũng cần lập bàn thờ trong nhà để thờ phụng tổ tiên, thần Phật. Không Gian Gốm là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp đồ thờ gốm sứ chính hãng Bát Tràng. Những vật phẩm thờ cúng của chúng tôi luôn được cam kết về chất lượng lẫn giá thành xuất xưởng. Mọi câu hỏi về đồ thờ cúng hay cần tư vấn lập bàn thờ tại nhà xin liên hệ qua website Battrangvn.vn hoặc hotline 0912992544 để được giải đáp nhanh chóng.
- Có thể bạn quan tâm: Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ – Danh thắng Hà Nội