Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ – Danh thắng Hà Nội

Khi nhắc tới những ngôi chùa cổ tại Hà Nội; người ta thường nghĩ đến chùa Trấn Quốc; chùa Một Cột; chùa Hương;… nhưng ít ai biết rằng có một ngôi chùa nằm ở phía đông Hồ Tây, làng Quảng Bá đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đó là Hoằng Ân Tự hay còn được gọi là chùa Quảng Bá. Vậy ngôi chùa này có gì đặc biệt? Hãy cùng Không Gian Gốm tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ qua bài viết sau đây.

Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành

Hoằng Ân Tự hay còn được người dân gọi là chùa Quảng Bá; chùa tọa lạc tại làng Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đây là một trong số rất ít những ngôi chùa cổ nhất ở miền Bắc có từ thời Lý và cũng nổi tiếng là một danh lam thắng cảnh của kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ. Theo sách Tây Hồ chí, chùa ban đầu có tên là Báo Ân tự và chỉ là một am nhỏ thờ Phật do thiền sư Ngô Ân lập ra. 

Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ - Lịch sử hình thành
Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành

Đến thời Lê năm 1628, Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Tú (là con gái của chúa Nguyễn Hoàng; vợ Thanh Đô Vương Trịnh Tráng) cho xây dựng lại chùa theo quy mô lớn. Sau đó chùa được đổi tên thành chùa Long Ân. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến tuần du ra Bắc đã đến thăm chùa và một lần nữa đổi tên chùa thành Sùng Ân tự. Mãi đến năm Tân Sửu 1841 Vua Thiệu Trị lên ngôi; sau đó tu sửa lại ngôi chùa và đổi thành Hoằng Ân Tự cho đến ngày nay. 

Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ - Lịch sử hình thành
Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa Hoằng Ân là cơ sở cách mạng an toàn của Đảng. Nhiều vị tăng ni trong chùa cũng có công nuôi và bảo vệ cán bộ. Nền nhà Tổ của chùa lúc bấy giờ có một căn hầm bí mật cho cán bộ cách mạng trú ẩn. Còn vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước; chùa là nơi đóng quân của bộ đội Thông tin. Năm 1969, Hoằng Ân tự vinh dự đón Bác Hồ đã về thăm và khen thưởng vì đã có công với cách mạng. Thập niên 1969-1985, chùa là trung tâm đào tạo tăng tài của miền bắc với tên Trường tu học Phật pháp trung ương, Trường Cao Cấp Phật học Trung ương.

Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ – Kiến trúc của chùa

“Phía trước Hồ Tây mênh mông, phía sau Tam Đảo xanh ngắt, nhà cửa san sát, làng xóm bao bọc xung quanh muôn phần tươi đẹp” Đây là những dòng chữ còn lưu lại trên văn bia tại chùa. Chùa hướng ra Hồ Tây; khuôn viên của chùa rộng gồm chùa chính, hai nhà giải vũ, nhà Tổ, tăng phòng, nhà thờ Mẫu và vườn tháp. Trải qua nhiều biến cố lịch sử cũng như được trùng tu vô số lần; nhưng đến nay chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa; chủ yếu mang kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. 

Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ - Kiến trúc của chùa
Tham quan chùa Hoằng Ân quận Tây Hồ – Kiến trúc của chùa

Chùa có kết cấu “Nội Đinh Ngoại Quốc” với toà tiền đường bảy gian tường hồi bít đốc; giữa bờ nóc đắp hình hổ phù đỡ mặt trời; hai hồi có hai trụ hình búp sen. Toà thượng điện có ba gian và được nối liền với gian giữa tiền đường tạo thành hình chữ “Đinh” (丁). Còn nhà giải vũ ở hai bên thượng điện mỗi dãy có bảy gian. Nhà tổ được nối liền với hai gian giải vũ. Đầu phía nam nhà tổ là một gian xây hai tầng làm nơi ở của hòa thượng. Phía sau nhà tổ là nhà thờ Mẫu và một gian thờ Đức Thánh Trần. 

Một số di vật còn lưu giữ tại chùa Hoằng Ân

Trong chùa Hoằng Ân hiện nay còn lưu giữ được 30 pho tượng cổ được tạo tác theo phong cách thời Lê có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX. Trong đó những pho tượng có giá trị nghệ thuật cao như tượng Quán Thế Âm Nam Hải; Tam Thế; A Di Đà; Tượng Di Lặc;… Mỗi pho tượng Phật giáo có một dáng thiền khác nhau. Đặc biệt ba pho tượng Át Nan Tôn Giả; Hộ Pháp Tam Châu; Giám Trai Sứ Giả được tạc ở tư thế đứng khác ở chùa khác đều có tư thế ngồi. Ngoài ra trong chùa Hoằng Ân còn có tượng bà Nguyễn Thị Ngọc Tú; tượng Nguyễn Kim (ông nội bà Tú); tượng Nguyễn Hoàng (cha đẻ bà Tú). 

Một số di vật còn lưu giữ tại chùa Hoằng Ân
Một số di vật còn lưu giữ tại chùa Hoằng Ân

Trong chùa còn có nhiều hiện vật quý khác như 33 tấm bia đá khắc dựng từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX được làm từ đá xanh mịn quý và 2 chuông đồng. Chùa có quả chuông lớn đúc năm Cảnh Hưng thứ 3 (1743) cao 1,5m, đường kính 0,8m; vai chuông có bốn chữ “Long Ân tự chung”. Quả chuông nhỏ được đúc vào thời Nguyễn. Chùa còn có vườn tháp là nơi an táng của nhiều vị hòa thượng có công danh: hòa thượng Phạm Ngọc Đạt hiệu Bình Lượng đã giúp đỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ Người hoạt động ở Thái Lan; các hòa thượng Thích Trí Độ; Thích Tâm An; Thích Mật Ứng; Thích Đức Nhuận …

Một số di vật còn lưu giữ tại chùa Hoằng Ân
Một số di vật còn lưu giữ tại chùa Hoằng Ân

Trải qua thời gian dài lịch sử, Chùa Hoằng Ân không chỉ là nơi tham quan của nhiều du khách mà còn là nơi thờ Phật, tu tiên; là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tâm linh của một cộng đồng dân cư.

Xem thêm:

Bên cạnh việc đi chùa cúng bái thì điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành tâm hướng thiện trong mỗi con người. Không Gian Gốm là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các những vật phẩm thờ cúng chính hãng Bát Tràng. Tất cả sản phẩm của chúng tôi được sản xuất trực tiếp từ xưởng gốm nên đảm bảo chất lượng tuyệt đối cũng như có giá thành cạnh tranh nhất thị trường (không qua trung gian). Quý khách hàng có thắc mắc hay cần được tư vấn về đồ thờ cúng xin liên hệ với Không Gian Gốm qua website Battrangvn.vn; hotline 0912992544 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh cửa hàng để được phục vụ tốt nhất.

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo