“Chùa Linh Quang giữa Thăng Long
Đạo Mẫu ẩn hiện sắc không diệu huyền
Nền xưa ghi dấu báo tiên
Hồ Gươm rực rỡ cảnh chiền nguy nga”
Bốn câu thơ trên được người xưa để lại nói về chùa Bà Đá. Đây là một ngôi chùa lâu đời với nhiều câu chuyện linh thiêng được người dân nơi đây truyền tụng. Cùng chúng tôi khám phá chùa Bà Đá Hà Nội để xem ngôi chùa này có gì đặc biệt nhé!
Khám phá chùa Bà Đá Hà Nội – Lịch sử hình thành gần 1000 năm tuổi
Chùa Bà Đá còn hay được gọi là Linh Quang Tự nằm tại số 3 phố Nhà Thờ, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội, cách khu vực hồ Hoàn Kiếm chỉ 100m. Nơi đây khi trước thuộc thôn Tiên Thị, phường Báo Thiên, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên, kinh đô Thăng Long. Chùa Bà Đá là một trong bốn ngôi chùa Bà cổ kính bậc nhất thủ đô cùng với chùa Bà Đanh, chùa Bà Nành và chùa Bà Ngô. Nép mình ngay giữa trung tâm phố cổ Hà Nội; ngôi chùa cổ này là điểm đến của các tăng ni phật tử và du khách gần xa tới tham quan và hành hương.

Tương truyền rằng, chùa Bà Đá là bộ phận của chùa Sùng Khánh Báo Thiên vì thế niên đại khởi dựng ngôi chùa này cũng sẽ cùng thời với chùa Sùng Khánh Báo Thiên vào năm thứ tư đời Lý Thánh Tông (1057). Sau đó đến đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497); khi tu sửa lại thành Thăng Long cũng như đào móng xây lại chùa; người ta đã đào được một pho tượng phụ nữ bằng đá tại địa phận làng Báo Thiên Tự Tháp thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương xưa; nay là khu vực Nhà Thờ lớn. Dân làng thành kính lập đền thờ ngay tại đó; coi tượng đá như tượng thánh Mẫu và đặt tên đền là đền Bà Đá. Sau này đền được tôn tạo và xây thành chùa lớn; đón nhà sư và rước tượng Phật về thờ, đổi tên thành chùa Bà Đá. Tên chữ “Linh Quang Tự” có ý nghĩa rằng đây là ngôi chùa ánh sáng linh thiêng.

Từ đó cho đến nay chùa Bà Đá trải qua không ít biến cố và được sửa chữa nhiều lần. Một trong số đó có thể kể đến là thời điểm quân Tây Sơn tấn công khiến ngôi chùa bị ảnh hưởng trở nên đổ nát hoang tàn. Sau một thời gian tu sửa thì đến thời Pháp thuộc ngôi chùa lại một lần nữa nằm trong khu quy hoạch và bị tàn phá nặng nề; lúc này pho tượng đá không còn nguyên vẹn; sau dân làng cho xây lại chùa, đồng thời rước một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá để thờ thay thế tượng Bà Đá cũ. Cách mạng Tháng Tám thành công; chùa Bà Đá vinh dự đón tiếp chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và dự lễ cầu siêu cho các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Hiện nay, chùa là trụ sở chính của Thành hội Phật giáo Hà Nội và tại đây có mở trường Trung cấp Phật học.
Khám phá kiến trúc chùa Bà Đá
Khi đi ngang qua phố Nhà Thờ; du khách phải để ý rất kỹ mới nhận ra cổng chùa nhỏ nằm ẩn mình sau tán cây bồ đề; lối vào hẹp chỉ đủ để 2 người tránh nhau. Trên cổng đề tên chùa được đắp nổi bằng quốc ngữ; hai bên là đôi câu đối chữ Hán. Sở dĩ cổng chùa nhỏ như vậy là do phần đất của chùa khi xưa đã bị quy hoạch . Bước qua cổng chùa, bạn sẽ cảm nhận được mùi hương trầm đã phảng phất trong không gian; vẻ yên tĩnh trầm mặc khiến ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Trong chùa có những hạng mục chính như tiền đường, thượng điện thờ Phật, nhà thờ Tổ, thờ Mẫu.

Tiền đường của chùa gồm năm gian được thiết kế theo kiểu chữ “Nhất”; tiền đường nối liền với Thiêu hương tạo thành một Phật đường lớn. Thượng điện có bốn gian với kết cấu kiểu chữ “Đinh”; nơi đây nối liền với hậu cung tạo nên một khối kiến trúc vuông vắn. Ở bên ngoài còn có hai dãy hành lang nằm đối xứng tả hữu kéo xuống giáp với hậu đường thờ Tổ và thờ Mẫu.
Bước vào lễ Phật ở Tam Bảo; mọi người sẽ được chiêm ngưỡng 6 bức tượng Phật lớn dát vàng uy nghiêm. Ngoại trừ 4 bức tường được trùng tu mới bằng gạch; các kiến trúc khác bên trong điện thờ Tam Bảo đều đã rất cũ; lớp sơn trên những bức tượng đều bong sờn thấy rõ, song vẫn toát lên vẻ lộng lẫy linh thiêng. Trong chùa được tôn trí rất nhiều pho tượng quý có giá trị. Đặc biệt là bộ tượng gỗ lớn tạc hình đức Phật Thích Ca niêm hoa; hai bên là tượng các tôn giả A nan, Ca diếp. Phía sau là tượng Phật A di đà tọa sen với hai bồ tát Quan Âm và Đại Thế Chí.

Khác với nhiều ngôi chùa, tòa bái đường tại chùa Bà Đá không có tượng hộ pháp như thường thấy. Tại chùa có hai quả chuông ghi thời gian chế tạo là vào năm 1823 và 1881; cùng một cái khánh được đúc năm 1842. Tại sân nhìn về phía tay Phải là khu làm việc của trụ sở trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Cuối dãy hành lang còn có 4 ngôi tháp mộ đứng đối xứng qua trục chính và áp sát tường ngoài hậu cung thượng điện.

Chùa Bà Đá là địa điểm hành hương tâm linh của rất nhiều du khách gần xa khi về với vùng đất Thủ đô. Đặc biệt trong những dịp đặc biệt như lễ Tết hay các ngày hội Phật giáo; chùa đón tiếp hàng ngàn người dân tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Ngoài việc trực tiếp ghé thăm các ngôi chùa để cúng bài thì lập bàn thờ trong gia đình để hành lễ tại nhà cũng là lựa chọn phù hợp với những người không có nhiều thời gian. Không Gian Gốm với gần 10 cửa hàng cung cấp đồ gốm sứ trải dài trên khắp cả nước là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình khi có ý định mua đồ thờ gốm sứ. Các sản phẩm tại đây đều được cam kết sản xuất tại làng gốm 100% cũng như có chất lượng và giá thành tốt nhất thị trường. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912 992 544, website Battrangvn.vn.
Có thể bạn quan tâm:
- Review chùa Thảo Đường quận 6 – Ngôi chùa người Hoa trung tâm Sài Gòn
- Tìm hiểu tịnh xá Trung Tâm TpHCM – Nét đẹp truyền thống và hiện đại