Ghé thăm chùa Kim Liên quận Tây Hồ – Lịch sử và kiến trúc của chùa

Mảnh đất Hà Thành không chỉ là trung tâm phát triển kinh tế, chính trị của Việt Nam; mà tại đây còn lưu giữ những ngôi chùa cổ mang giá trị tâm linh Phật giáo. Một trong những công trình lâu đời đó là chùa Kim Liên. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Kim Liên quận Tây Hồ và tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc nơi đây.

Ghé thăm chùa Kim Liên quận Tây Hồ - Lịch sử và kiến trúc của chùa
Ghé thăm chùa Kim Liên quận Tây Hồ – Lịch sử và kiến trúc của chùa

Ghé thăm chùa Kim Liên quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành

Chùa Kim Liên hay có tên chữ là Đại Bi tự; Chùa nằm phía đông bắc Hồ Tây; thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Theo bia “Đại Bi tự bi ký”, lịch sử hình thành và phát triển chùa Kim Liên là vào thời nhà Lý. Vua Lý Thần Tông đã cho khởi lập ở vị trí này một cung điện mang tên Từ Hoa. Tại đây, Từ Hoa công chúa (con gái vua Lý Thần Tông) cùng các cung nữ trong triều đã trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Khi công chúa qua đời; nơi này được dựng lên thành một ngôi chùa.

Ghé thăm chùa Kim Liên quận Tây Hồ - Lịch sử hình thành
Ghé thăm chùa Kim Liên quận Tây Hồ – Lịch sử hình thành

Sang thời Trần, chùa được mang tên Đống Long. Đến thời Lê chùa lại được đổi tên thành Đại Bi. Đến năm 1771, chùa được tu bổ trên quy mô lớn và được đổi thành Kim Liên cho đến ngày nay. Sau nhiều lần tôn tạo; diện mạo của chùa ngày nay là di sản của nghệ thuật kiến trúc thời Tây Sơn. Chùa được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 28 tháng 4 năm 1962.

Kiến trúc nghệ thuật và vẻ đẹp của chùa Kim Liên

Đến địa phận làng Nghi Tàm; du khách rất dễ dàng nhận ra vị trí chùa Kim Liên. Vị trí của chùa nhìn ra Hồ Tây thơ mộng; kết hợp với quang cảnh linh thiêng chốn cửa thiền khiến ngôi chùa này được mệnh danh là “Bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ”. Bên trong, quần thể kiến trúc chùa gồm có tam quan, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

Kiến trúc nghệ thuật và vẻ đẹp của chùa Kim Liên
Kiến trúc nghệ thuật và vẻ đẹp của chùa Kim Liên

Cổng tam quan chùa Kim Liên là một dạng kiến trúc cổng cung đình độc đáo và được đánh giá là bề thế so với những cổng chùa khác cùng thời. Tam quan nổi bật với những hình chạm nổi với hình rồng; hình hoa lá tinh tế trên mặt gỗ. Kết cấu tam quan có mái che được đỡ từ bốn cột gỗ tròn; bộ mái lợp ngói vảy cá nhiều tầng; đầu đao mái uốn cong, gắn hình tứ linh bằng gốm nung. Bước qua cổng du khách sẽ thấy tấm bia đá với những họa tiết chạm nổi rất đẹp; đây cũng là một trong những tấm bia cổ nhất còn giữ được trên đất Hà Thành, được dựng vào thời Lê năm 1445.

Kiến trúc nghệ thuật và vẻ đẹp của chùa Kim Liên
Kiến trúc nghệ thuật và vẻ đẹp của chùa Kim Liên

Đối diện cổng Tam quan là chính điện gồm ba nếp chùa xếp song song theo hình chữ “tam” (三). Đó là chùa Hạ , chùa Trung và chùa Thượng; ba nếp chùa này đều được xây dựng theo kiểu chồng diềm; hai tầng mái mỗi tầng có 4 mái và các mái đều có đầu đao cong bằng gỗ mềm mại, chạm khắc tinh xảo. Chùa Hạ (tiền đường) có 5 gian với 4 vì kèo; 4 hàng chân cột và hai vì hồi. Chùa Trung (chính cung) có 3 gian. Chùa Thượng (điện thờ) có 5 gian. Những nét trang trí trong chùa phổ biến là hình rồng, lá thầu dầu, hoa sen,… Hệ thống cột của chùa đều được kê trên các bệ đá chạm hình hoa sen cách điệu.

Kiến trúc nghệ thuật và vẻ đẹp của chùa Kim Liên
Kiến trúc nghệ thuật và vẻ đẹp của chùa Kim Liên

Các di vật và tượng Phật tại chùa Kim Liên

Bên trong chùa Kim Liên Tây Hồ Hà Nội hiện còn lưu giữ rất nhiều pho tượng Phật quý; có giá trị nghệ thuật điêu khắc cao. Những pho tượng này đều mang phong cách điêu khắc thế kỷ XVIII – XIX. Tại Phật điện trong hậu cung, trên cùng có bộ tượng Tam Thế; tiếp đến là tượng A Di Đà với hai Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngồi ở hai bên; dưới cùng là tượng các tôn giả A Nan, Ca Diếp đứng chắp tay. Bên trái điện này còn có tượng Quan Âm Tống Tử; bên phải thì có Bàn thờ công chúa Từ Hoa với tượng đặt trong khám thờ.

Các di vật và tượng Phật tại chùa Kim Liên
Các di vật và tượng Phật tại chùa Kim Liên

Giữa Phật điện trong trung đường là pho tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề cao 1,2m với các cánh tay và bàn tay xếp đan xen rất mềm mại. Lớp dưới có tượng Thích Ca; tượng Đế Thích, tượng Ngọc Hoàng và tòa Cửu Long. Dọc thiêu hương còn có hai hàng tượng Thập điện Diêm vương quay mặt vào Phật điện. Tại hai gian ngoài cùng của tiền đường bày hai bộ tượng Đức Ông và Thánh Hiền.

Ngoài ra chùa Kim Liên còn lưu giữ nhiều hoành phi câu đối với chữ nghĩa ý tứ sâu sắc và các tấm bia cổ. Đáng chú ý nhất là hoành phi “Hoằng Ẩn” (đạo lý sâu rộng) có từ năm 1870; và hoành phi “Liên hoa hải hội” (cảnh sum vầy vui đẹp ở nước Phật) mới được làm năm 1930. 

Các di vật và tượng Phật tại chùa Kim Liên
Các di vật và tượng Phật tại chùa Kim Liên

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những thông tin về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của chùa Kim Liên quận Tây Hồ. Ngôi chùa không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp cổ xưa độc đáo mà còn là nơi linh thiêng được nhiều du khách tìm đến hành hương cúng bái cầu may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Bên cạnh việc đi chùa, nhiều gia đình không có thời gian vẫn có thể lựa chọn cách thờ cúng tại nhà. Không Gian Gốm là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các vật phẩm thờ cúng chính hãng Bát Tràng. Tất cả sản phẩm của chúng tôi đều được cam kết về chất lượng cũng như có giá thành cạnh tranh nhất thị trường (không qua trung gian). Quý khách hàng có thắc mắc hay cần được tư vấn về đồ thờ cúng xin liên hệ qua website Battrangvn.vn; hotline 0912992544 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh cửa hàng để được phục vụ tốt nhất.

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo