Được mệnh danh là ngôi chùa có tháp chuông cao nhất Sài Gòn. Chùa Xá Lợi chính là nơi được nhiều du khách phương xa đến ghé thăm để có thể trực tiếp xem độ rộng lớn của tháp chuông tại đây. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tham quan mọi ngóc ngách của chùa Xá Lợi có gì đặc biệt nhé!
Nét đặc biệt của chùa Xá Lợi trong lòng Sài Thành rộng lớn
Chùa được khởi công xây dựng vào năm1956 dưới sự quản đốc công trường của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hà Tố Thuận, dựa trên ý tưởng thi công của của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh.
Khuôn viên chùa Xá Lợi rất rộng, tầm 2.500m2 nằm ở một vị trí cực kỳ yên tĩnh, cổng chính nhìn thẳng ra đường Bà Huyện Thanh Quan, cổng phụ nhìn ra đường Sư Thiện Chiếu.
Khung cảnh bên trong chùa Xá Lợi rất rộng lớn
Lý do vì sao lại có tên gọi Xá Lợi, vì trong quá trình xây dựng, đã đề bảng “Công trình chùa thờ Xá Lợi”, nên người dân xung quanh gọi quen miệng là chùa Xá Lợi. Sau khi khánh thành xong, ý kiến Hòa thượng Thích Khánh Anh thấy như vậy đã lấy cái tên này đặt luôn cho chùa và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Vào năm 1961, chính thức xây dựng tháp chuông chùa trong vòng 11 tháng. Tháp có 7 tầng, cao 32m mỗi tầng thờ một vị Phật, có 4 mặt phẳng lớn và 4 mặt góc nhỏ, tạo thành một hình bát giác, có mái che cong cong bước lên hình đầu đao, đó là nét kiến trúc đặc biệt của mỹ thuật Phật giáo Việt Nam.
Tháp chuông cao 7 tầng của chùa Xá Lợi
Tuy nhiên, Chùa Linh Phước (Đà Lạt, Lâm Đồng) với tháp chuông cao 37,84m đã “đánh bại” độ cao tháp chuông của chùa Xá Lợi vượt qua độ cao tháp chuông chùa Xá Lợi.
Tháp chuông được xây ngay gần hàng rào cạnh cổng tam quan chính cách xa chánh điện, tạo sức hút ngay cho người đi đường và cùng làm trang trí cho ngôi chùa.
Kiến trúc xây dựng của chùa Xá Lợi
Là ngôi chùa đầu tiên tại Tp.HCM có lối kiến trúc xây dựng theo phong cách mới của Phật giáo. Ban đầu chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ, sau đó được cải tiến, mở rộng ra và bài trí nhiều tượng thờ, hình ảnh, …. để người dân có thể đến khấn vái, tham quan.
Mặc dù được xây dựng theo phong cách hiện đại, nhưng tổng quan chùa vẫn giữ được nét đẹp truyền thống dân tộc Việt. Phía trên nóc chánh điện là hình ảnh mái ngói uốn cong truyền thống. Kiến trúc ngôi chùa có các hạng mục: cổng tam quan, ngôi chính điện, giảng đường, tháp chuông bảy tầng, thư viện, nhà trai đường, phòng phát hành kinh sách, nhà vãng sinh và các vườn cảnh…
Chùa Xá Lợi vẫn giữ được thiết kế truyền thống dân tộc
Các khu dãy nhà của chùa Xá Lợi được xây dựng với kiểu dáng trang nhã, vững chắc đem lại cảm giác yên bình, thanh thản cho tâm hồn những ai đang muộn phiền với cuộc sống bộn bề ngoài kia. Hình dáng cao vọt của tháp vượt khỏi vòm cây lên nền trời xanh tiêu biểu cho một mục đích cao xa, một ý chí vươn lên, siêu trần, và thoát tục.
Mọi góc nhỏ trong chùa đều tạo cảm giác thoáng đãng, thoải mái
Ngoài ra, chùa Xá Lợi là chùa theo phái Bắc tông duy nhất còn lưu giữ pho kinh Pali viết trên lá buôn cổ xưa ở Việt Nam. Pho kinh này có tuổi đời trên 1000 năm, dài 45cm, rộng 6cm, hai đầu có dùi lỗ để xỏ chỉ xâu lại. Bìa kinh được làm bằng gỗ quý hiếm được sơn son thép vàng đẹp mắt. Bề mặt được trang trí hoa văn cầu kỳ và bao bọc bên ngoài bằng một tấm khăn lụa ngũ sắc. Bản kinh được cung thỉnh về chùa Xá Lợi vào ngày 16/6/1957.
Theo nhận định của con người Sài Gòn, Chùa Xá Lợi không những là nơi thờ tự mà còn là trung tâm văn hóa giáo dục, nơi mà bạn có thể tìm một chốn bình yên thể thả lòng vào những tiếng tụng kinh, ngồi thiền, lắng nghe tiếng chuông chùa, hàng cây xì xào, … để tìm thấy bản ngã của mình và có thể tìm được hướng đi đúng nhất trong cuộc sống thực.
Tượng Phật lớn trong chánh điện của chùa
Có nhiều khóa học cho Phật tử gần xa
Mong rằng, qua bài viết của Không Gian Gốm về chùa Xá Lợi đã đủ thông tin có thể “kéo” bạn ngay lập tức viếng thăm ngôi chùa này để trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thanh bình rõ hơn.