Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội – Trụ sở trung tâm hội Phật giáo Việt Nam

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa cổ kính và vô cùng linh thiêng nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Đây cũng là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Hầu hết các du khách, phật tử thập phương khi đến với Hà Thành đều không thể bỏ qua địa điểm linh thiêng này.   Hôm nay hãy cùng Không Gian Gốm ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội để tìm hiểu về lịch sử hình thành cũng như các công trình kiến trúc nghệ thuật Phật Giáo tại đây. 

Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội - Trụ sở trung tâm hội Phật giáo Việt Nam
Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội – Trụ sở trung tâm hội Phật giáo Việt Nam

Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội – Lịch sử hình thành chùa

Chùa Sứ Quán nằm tại số nhà 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Xưa kia nơi đây thuộc thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, Thăng Long. Tương truyền rằng chùa có từ thế kỷ XV. Vào triều vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Vì thế nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón và dùng làm nơi nghỉ cho các sứ thần đến Thăng Long. Trong khuôn viên Quán Sứ có một ngôi chùa cho các sứ thần theo Phật giáo có thể làm lễ. Qua thời gian, nơi đây đã bị xóa đi dấu tích khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại. Vì vậy chùa có tên là Quán Sứ . 

Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội - Lịch sử hình thành chùa
Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội – Lịch sử hình thành chùa

Theo bài văn của tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1955; thì đầu đời Gia Long (tức 1802 – 1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, chùa Quán Sứ được sửa sang để làm chỗ lễ bài cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn rút đi; chùa được trả lại cho dân làng. Nhà Sư Thanh Phương trụ trì ở đây lúc bấy giờ mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa Quán Sứ thờ Phật; còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Lý. Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đã đặt trụ sở ở chùa Quán Sứ. Chùa được xây dựng lại theo thiết kế của các kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng như ta thấy ngày nay.

Kiến trúc nghệ thuật của chùa Quán Sứ Hà Nội

Đầu tiên khi bước vào chùa du khách sẽ thấy cổng Tam quan với thiết kế có ba tầng mái; chính giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch; bước tiếp lên 11 bậc thềm mới tới chính điện. Giữa sân là tòa chính điện cao hình vuông; xung quanh có hành lang. Bên trong điện Phật được bài trí trang nghiêm với các pho tượng lớn thếp vàng công phu. 

Kiến trúc nghệ thuật của chùa Quán Sứ Hà Nội
Kiến trúc nghệ thuật của chùa Quán Sứ Hà Nội

Phía trong cùng thờ ba vị Tam thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A Di Đà ở giữa; hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới ở giữa thờ Phật Thích Ca; hai bên là A Nan Đà và Ca Diếp. Bậc thấp nhất ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả; gian bên trái thờ tượng đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.

Kiến trúc nghệ thuật của chùa Quán Sứ Hà Nội
Kiến trúc nghệ thuật của chùa Quán Sứ Hà Nội

Đi tiếp ra hai bên và đằng sau sân chùa là các dãy nhà dùng làm thư viện; giảng đường; nhà khách và tăng phòng. Chùa Quán Sứ mới đây lại được trùng tu và nâng cấp; chủ yếu ở khu vực giữa và phía sau. Các tòa nhà chính và nhà phụ đều xây cao và rộng rãi; tường vẫn được quét vôi vàng như trước kia. Tòa hậu đường gồm có ba tầng; tầng giữa nối với chính điện qua một cầu thang lộ thiên. Một nét rất mới là ở đây tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Chùa Quán Sứ hiện nay là nơi đặt văn phòng Hội đồng trị sự; văn phòng Hội đồng chứng minh và phòng khách quốc tế.

Kiến trúc nghệ thuật của chùa Quán Sứ Hà Nội
Kiến trúc nghệ thuật của chùa Quán Sứ Hà Nội

Nơi mua đồ thờ cúng tâm linh nhiều mẫu mã TpHCM

Trên đây là những thông tin về chùa Quán Sứ mà Không Gian Gốm tổng hợp được. Chùa là điểm du lịch tâm linh đặc sắc thu hút được đông đảo các Phật tử và du khách tới viếng. Nếu như bạn không có thời gian trực tiếp đến hành hương cầu may mắn, sức khỏe tại đây; thì lập bàn thờ trong gia đình để hành lễ tại nhà cũng là lựa chọn phù hợp. 

Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội - Trụ sở trung tâm hội Phật giáo Việt Nam
Ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội – Trụ sở trung tâm hội Phật giáo Việt Nam

Không Gian Gốm với gần 10 cửa hàng cung cấp đồ gốm sứ trải dài trên khắp cả nước là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình khi có ý định mua đồ thờ gốm sứ. Các sản phẩm tại đây đều được cam kết sản xuất tại làng gốm 100% cũng như có chất lượng và giá thành tốt nhất thị trường. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912992544, website Battrangvn.vn để được giải đáp nhanh chóng.

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo