Từ rất lâu, chùa Phúc Khánh luôn nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê nhưng gánh chịu nhiều tổn thất do chiến tranh gây ra, nên bị phá hủy và dừng lại để tưởng nhớ những ngày gian khổ mà vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã giúp đỡ rất nhiều.
Chùa Phúc Khánh còn được gọi là chùa Thịnh Quang hay chùa Sở. Là ngôi chùa có tuổi đời rất lâu ở Hàn Nội, thu hút rất nhiều phật tử và du khách đến lễ bái. Họ đến đây để cầu may, cầu bình an và làm lễ dâng sao giải hạn cho bản thân và gia đình.
Chùa tổ chức nhiều khóa lễ lớn, đặc biệt là khóa lễ đầu năm “Đại lễ cầu an cả năm cho mọi gia đình” thường diễn ra vào tối 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Với lịch sử tồn tại và kiến trúc xây dựng đẹp mắt cùng sự linh thiêng của mình, chùa được nhiều du khách phương xa tìm đến để tham quan và dâng bái.
Chùa Phúc Khánh linh thiêng giữa lòng Hà Nội
Kiến trúc xây dựng độc đáo của chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh được xây dựng theo công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống: Tam quan mở 3 cửa vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn.
Trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau, phía sau là sân chùa rộng lớn. Khu Phật điện gồm Hậu cung với 3 gian làm khá đơn giản. Điện Mẫu, nhà Tổ cũng có kết cấu vì kèo quá gian. Tiền đường gồm 5 gian lớn, phần chính giữa bờ nóc có đắp nổi hình cuốn thư 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” (Điện rồng vàng).
Nhà khách và nhà trai làm kiểu đầu hồi bít ốc. Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí từ ngoài vào trong, ở Tiền đường có 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai và 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác.
Tại Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế. Trong nhà Tổ thờ các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch.
Hàng ngày có rất nhiều người đến chùa Phúc Khánh để cầu nguyện
Chùa Phúc Khánh không chỉ được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Á Đông mà còn gây ấn tượng với 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn, bia đá 21 tấm, sớm nhất là bia Chính Hòa 19 (1698).
Chuông đồng 3 quả, 1 quả thời Cảnh Thịnh 4 (1796), cửa võng 14 bộ và một số đồ thờ khác như bát hương đồng, lư hương đá, nhang án, … Tất cả đều được giữ gìn và bảo tồn tại chùa Phúc Khánh một cách cẩn thận.
Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí từ ngoài vào trong, ở Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Tại Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế.
Các kiến trúc xây dựng trong chùa
Theo những cao niên sinh sống gần chùa Phúc Khánh, cho biết ban đầu chỉ là ngôi chùa làng nhỏ, là nơi mà người dân làng Sở tìm đến dâng hương Lễ Phật. Chỉ mới hơn chục năm trở lại đây, đặc biệt là từ lúc bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam Thượng tọa Thích Thanh Quyết về đây trụ trì thì du khách phương xa ngày càng tìm đến ngôi chùa đẹp và độc đáo này.
Từ rất lâu rồi, chùa Phúc Khánh trở thành địa điểm tâm linh thu hút rất đông người dân. Người đến đây với mong muốn tìm một chốn bình yên, thanh tịnh để giúp trấn tĩnh tâm hồn, khiến tinh thần thoải mái hơn. Cùng với đó là chủ đích đến chùa Phúc Khánh để cầu an cho gia đạo cũng như người thân của mình.
Bên trong chánh điện trưng thờ rất nhiều tượng Phật đẹp
Hằng năm, chùa cũng tổ chức rất nhiều khóa lễ để cầu mong cho quốc thái dân an, các khóa lẽ dâng sao giải hạn. Chục năm trở lại đây, chùa Phúc Khánh được nhiều người dân lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn vào dịp đầu năm.
Ngày Đại Lễ Phật Đảng diễn ra ở chùa
Nhiều người còn đến đây để cúng dường giải sao
Không Gian Gốm mong rằng, nếu có thời gian và điều kiện thì bạn hãy ghé qua chùa Phúc Khánh một lần để có thể trải nghiệm được một nơi bình yên, đem lại sự thanh thản cho tâm hồn. Và dâng hương cầu bình an, nhiều người rất tin vào sự linh thiêng của chùa sẽ giúp cho cuộc sống và gia đạo của mình trở nên hạnh phúc hơn, Thêm vào đó, nhiều bạn trẻ cũng tìm đến đây để cầu duyên.