Chùa Liên Phái – Ngôi chùa mang màu sắc quý tộc tại Hà

Đến Chùa Liên Phái mang sẽ thấy được kiến trúc ở đây cực kỳ hút mắt, mang một màu sắc nổi bật, được người dân gọi với tên thân quen là “ngôi chùa quý tộc ở Hà Nội”.  

Tọa Lạc ở cuối ngõ cùng tên ở phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội. Trước đây chùa là tổ đình của Thiền phái Liên Tông xuất hiện cuối thời Hậu Lê, điểm nổi bật trong chùa là có xây dựng ngôi tháp cổ gần 200 tuổi. Chùa được xếp vào hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 1962.

Chánh điện của chùa Liên Phái thoáng đãng

Di chuyển bắt đầu từ Hồ Gươm, bạn đi hết phố Hàng Bài và phố Huế rồi thẳng xuống giữa phố Bạch Mai, tới số nhà 182 thì quẹo bên tay phải. Đi vào sâu bên trong sẽ thấy càng hẹp và tối, nhưng đến chùa Liên Phái thì ánh sáng lại lộ ra. Cánh cổng tam quan được làm khác hẳn trước đây, bên cạnh là tấm bảng đá khắc tên chùa gắn ở đầu một dãy tường bao giữa các nhà dân mọc san sát. Nếu đứng ở ngoài thì bạn sẽ không thấy được khuôn viên kiến trúc bên trong, kể cả ngọn tháp cao nhất.

Về mặt kiến trúc, trong chùa có ngôi tháp mộ Cửu Sinh 5 tầng, cũng đã gần 300 tuổi. Đây ngôi tháp cổ nhất nội thành cổ kính xưa nhất tại Hà Nội. Tấm bia  “Gia phả ký” lưu ở chùa, dựa trên đó có thể hiểu rằng: “Thượng sĩ Cứu Sinh, tức Như Trừng Lân Giác, tên chữ Trịnh Thập, sinh năm 1696, là con trai Tấn Quang Vương Trịnh Bính và lấy con gái thứ tư vua Lê Hy Tông nên được lập phủ riêng ở phường Hồng Mai (nay là Bạch Mai).

Mái ngói của chùa vẫn được thiết kế theo lối kiến trúc cổ xưa

Trong một lần Trịnh Thập đào đất ở gò sau nhà để xây bể cảnh thì thấy một cái ngó sen, thì tin rằng đó là dấu hiệu Phật muốn truyền lại rằng ông nên đi tu. Chính vì thế khi mất đi, ông được táng trong ngôi tháp xây giữa gò, nơi đã đào được ngó sen.

Hình dáng chùa xưa được xây dựng theo hình chữ “Đinh”, từ cổng chùa đi đến khuôn viên rồi mới tiến thẳng vào khu Tam bảo thờ Phật. Được thiết kế theo kiểu nhà ngang nằm song song, nối với tiền đường bằng hệ thống giống như “Vỏ cua”.

Từ Tam bảo đi qua một sân nhỏ thì đến nhà Tổ, phía sau là vườn tháp. Theo bản vẽ từ giữa thế kỷ 20 của Louis Bézacier thì trước đây ở quanh sân chùa Liên Phái có 30 ngọn tháp, đến nay chỉ còn 7 ngọn xếp thành hai hàng. Đáng chú ý nhất là toà Cửu phẩm ở hàng trước, được coi như quý hiếm vào bậc nhất trong các ngôi chùa cổ ở Hà Nội.

Tấm bia lưu trữ lại những dấu ấn lịch sử của chùa

Kiểu kiến trúc lâu đời này giống với truyền thống ở các tỉnh phương Nam và một số kiến trúc muộn ở Bắc Bộ. Toà tiền đường rộng 5 gian, bộ khung nhà bằng gỗ với 6 vì kèo đỡ mái, được làm theo kiểu “chồng rường” và “quá giang cột trốn”. Trên bề mặt các kiến trúc gỗ,  phần ở đầu các thanh rường cùng các quá giang được chạm khắc bằng những hoa văn tinh xảo, đẹp mắt.

Thượng điện nối với gian giữa tiền đường bằng một nếp nhà dọc ba gian. Các bộ vì kèo ở đây có kết cấu tương tự như ở tiền đường, các cột cái được kê trên trụ đá xanh hình tròn. Trang trí chủ yếu gồm các đề tài tứ linh và tứ quý.

Khuôn viên chùa rộng lớn, yên tĩnh lại thoáng mát nên được rất nhiều du khách lớn tuổi ghé đến

Nhiều cửa võng được sơn son thếp vàng lộng lẫy, bài trí từ gian giữa tiền đường đến tận vì hậu của thượng điện. Các chi tiết, đường nét được khắc họa tổng thể của chùa Liên Phái đều được chạm lộng, chạm thủng rất tỉ mỉ và đầy công phu.

Hàng thứ hai ở giữa có năm ngôi tháp gồm những ngôi tháp cao, trong đó có ngôi tháp Cửu Sinh bằng đá xanh cao 5 tầng, hình tứ giác. Đây là tháp của Tổ Cứu Sinh. Trên cùng có bầu nước cam lộ, dưới có diềm cánh sen nhọn. Viền chân tháp là hình hoa sen, chạm nổi, cánh hoa to, nhọn, thân cánh sen hai lớp, giữa có hoa văn xoắn hình đao lửa, đó là đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc thời Hậu Lê ở nước ta.

Bên trong lòng tháp là bài vị của Tổ Cứu Sinh, trên trần viền khối hình bát quái, bao quanh vòng tròn âm dương. Dưới chân tháp được chạm trỗ hình lân chầu, hoa sen nở xen kẽ lá lật ở ô phía trước. Hai bên tháp cũng chạm lân chầu và xen kẽ lá lật rất mềm mại.

Tháp có hình lục lăng cao 10 tầng, với kiến trúc xây dựng đặc biệt 

Trong chùa Liên Phái, ngoài tượng Phật còn có tượng Thượng Sĩ Lân Giác và một quả chuông có chữ “Liên Tông tục diện” (Liên Tông kế tục sáng ngời), nét chữ kiểu thời Lê Trung Hưng. Theo như tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 7 thì các đời sau của phái Liên Tông gồm đời thứ 2 là sư tổ Khai Sơn, đời thứ 3: sư Bảo Sơn, đời thứ 4: sư Từ Phong.

Chùa Liên Phái được tu bổ rất nhiều lần, cho đến nay thì chùa mang nét đẹp pha lẫn giữa hiện đại và cổ truyền, tạo cảm giác rất quý tộc. Tuy nhiên, vẫn có rất du khách biết đến, có thể vị trí của chùa khá khuất, đi lại không tiện. Thế nhưng, nếu có cơ hội bạn hãy thử dành thời gian ghé chùa Liên Phái để cảm nhận được sự bình yên, thư thái để thấy lòng bình được “thanh tẩy” trở nên vui vẻ hơn.

Không Gian Gốm còn rất nhiều bài viết đặc sắc về các ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Gòn và Hà Nội. Hãy nhớ theo dõi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo