Mục lục
Ngành gốm sứ phát triển từ rất lâu. Nếu bạn đang muốn nghiên cứu về lĩnh vực này chắc chắn không thể nào bỏ qua bài [Thuyết minh] Tìm hiểu nội phủ là gì? Gốm sứ nội phủ?
Tìm hiểu gốm sứ nội phủ của cố học giả Vương Hồng Sển
Vương Hồng Sến (1902 – 1996) là một nhà nghiên cứu văn hóa đồng thời là nhà sưu tập cổ vật nổi tiếng ở miền Nam.
Ông đã đã say mê tìm hiểu và sưu tập được hàng trăm món cổ vật qúy giá gồm nhiều chất liệu khác nhau như gốm, đá, gỗ, đồng, sừng, ngà, sơn mài, vải, giấy… Trong đó, số lượng nhiều nhất, có giá trị hơn cả là đồ gốm. Không những gốm sứ trong nước mà ông còn tìm tòi sưu tập của Trung quốc, Việt nam, Cam-pu-chia, Thái lan, Nhật, Pháp… Trong đó đồ gốm men trắng hoa lam thế kỷ XVIII được sản xuất tại Trung quốc với những kiểu dáng, hoa văn trang trí khác biệt, do các chúa Việt nam đặt hàng rất đáng chú ý.
Một số cổ vật gốm sứ men lam thế kỷ XVIII có ghi chữ: “Nội phủ…” được làm tại Trung quốc theo Việt Nam đặt hàng trong sưu tập của Vương Hồng sển, gốm sứ nội phủ.
Trong những năm làm việc cho Nhà nước thuộc địa Pháp và chính quyền Sài gòn Vương Hồng Sển đã bỏ nhiều công sức, chuyên tâm chăm lo nghiên cứu, sưu tầm cổ vật, nghiên cứu văn hóa, phong tục tập quán của miền Nam khi về hưu ông tập trung viết sách, hồi ký và nghiên cứu sưu tập cổ vật của mình.
Những gốm sứ men lam thế kỷ XVIII có kiểu dáng, hoa văn trang trí độc đáo và thường ghi một số chữ Hán : “Nội phủ thị trung”, “Nội phủ thị đông”, Nội phủ thị nam”, “Nội phủ thị bắc”, “Nội phủ thị đoài”, “Nội phủ thị hữu” .
Vương Hồng Sển ; Trần Đình Sơn… cho rằng, những mô típ, hình thức trang trí, đồ dùng nơi phủ chúa có những nét riêng nhất định:
- Nội phủ thị trung (tập trung chính điện) là nơi sinh hoạt của chúa, đề án trang trí là rồng 5 móng và mây.
- Nội phủ thị hữu (điện bên phải) là nơi dành cho Chánh phi, các đề án trang trí thường là rồng và phượng.
- Nội phủ thị đông (điện phía đông) là nơi ở của các Hoàng tử, các đề án trang trí thường là lân, chim, hoa, mây.
- Nội phủ thị nam (điện phía Nam) là nơi trù viện (bếp), thường được trang trí các đề án có hoa sen, cua, vịt…
- Nội phủ thị đoài (điện phía Tây) dùng để trang trí phong cảnh.
- Nội phủ thị bắc (điện phía Bắc) là nơi ở của các phi tần, trang trí bằng các đề án hoa cúc.
Đôi nét về gốm sứ nội phủ
> Những sản phẩm gốm sứ mang hiệu “Nội phủ…” được làm vào thế kỷ XVIII, lúc đó là những đồ dùng cao cấp xa xỉ nơi phủ chúa. Những gia đình bình thường không thể nào sở hữu được.
Gốm sứ nội phủ tại Việt Nam thời bấy giờ được các chúa Đàng Ngoài đặt làm vào đúng thời kỳ thịnh đạt huy hoàng của các lò gốm sứ Trung quốc. Chính vì thế có thấy từng sản phẩm tinh tế và độc đáo vô cùng. Mỗi sản phẩm gốm sứ nội phủ là sự kết hợp tài tình của các nghệ nhân bởi những bộ óc sáng tạo và bàn tay khéo léo.
Cái đẹp của gốm “Nội phủ…” trong sưu tập
Về dáng gốm sứ nội phủ
- Trước hết phải nói về dáng việc tạo dáng cho gốm loại này có xu hướng nhỏ, gọn, xinh xắn.
- 19 cổ vật kể trong bộ sưu tập của Vương Hồng Sển không có cái nào to lớn, cồng kềnh.
- Dáng của gốm không có những chi tiết phụ hay đắp nổi cầu kỳ, rườm rà.
- Gốm sứ nội phủ được tạo dáng đơn giản, các góc không gãy đột ngột mà mở rộng và lượn vòng, cung độ lớn. Thoạt nhìn ta thấy cảm giác gần gũi với gốm hoa lam thời Lê. Nhưng có thể nói gốm nội phủ loại này về kiểu dáng có chứa đựng những nét tinh tế của dáng gốm Trung hoa và Việt: hài hòa, giản đơn, …
Họa tiết trang trí trên gốm sứ nội phủ
- Các đề tài trang trí thường là rồng, phượng, lân, vịt, chim, mây, sóng nước, hoa mai, hoa sen…
Hình tượng rồng trong họa tiết trang trí: con rồng có thân hình mềm mại, ẩn hiện trong mây trời. Hình dáng, râu tóc, mặt mũi, nanh vuốt và đuôi rồng rất giống với rồng trang trí ở triều Nguyễn sau này, khác hẳn với rồng Trung quốc. Rồng trong sưu tập gốm sứ này có 2 loại 4 móng và 5 móng – biểu tượng của vương quyền.
- Nghệ thuật trang trí gốm sứ nội phủ được sử dụng bằng cách vẽ trực tiếp trên xương gốm. Đây là cách vẽ rất khó về bố cục, đường nét. Một nét vẽ xuống là vĩnh viễn không bao giờ thu lại được.
- Các nét vẽ sau khi nung chảy trong các tác phẩm nghệ thuật chỗ thì mờ nhạt, chỗ thì đậm nét… làm cho gốm cứ lung linh, huyền ảo.
Để có được Họa tiết trang trí trên gốm sứ nội phủ những đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao, điêu luyện và tất nhiên sản phẩm ra đời không cái nào giống cái nào. Đó mới là điều độc đáo, có giá trị cao trong nghệ thuật.
Gốm sứ nội phủ ngày nay
Những sản phẩm độc đáo của gốm sứ nội phủ hiện nay còn quá ít (kể cả trong hai bảo tàng lớn của Việt Nam là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà nội) và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh.
Một phần những cổ vật quý giá gốm sứ nội phủ còn lại đã góp phần quan trọng cho việc vẽ ra một mảng màu cho bức tranh gốm Việt Nam trong lịch sử.
Những sản phẩm gốm sứ nội phủ lúc bấy giờ có lẽ chỉ được đặt hàng vài lần và có số lượng không nhiều, kể cả trong các sách nghiên cứu gốm của Trung quốc cũng không thấy đề cập đến gốm “Nội phủ” . Và có lẽ cũng vì thế mà các loại đồ gốm nói trên đến nay đã trở nên rất hiếm hoi.
[Thuyết minh] Tìm hiểu nội phủ là gì? Gốm sứ nội phủ ? Hi vọng sẽ giúp các bạn đọc giả hiểu hơn về gốm sứ Việt Nam.