Tham quan chùa Bằng cổ kính nhất ở Hà Nội

Chùa Bằng (Linh Tiên) tọa lạc tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội). Chùa xuất hiện từ rất lâu đời, có niên đại trên 400 năm. Là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại lòng thủ đô Hà Nội.

Chống chọi với nhiều chiến tranh và mưa gió, ngôi chùa cổ đại này vẫn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị. Tuy nhiên, ấn tượng nhất vẫn là khuôn viên chùa được xây dựng với nhiều công trình mang đậm nét đẹp Phật giáo, góp phần nâng cao giá trị của ngôi chùa Bằng.

Chùa Bằng nhìn từ ngoài vào rất cổ kính và nổi bật

Các công trình kiến trúc đặc sắc đầy ấn tượng của chùa Bằng

Trải qua nhiều thời gian tồn tại và phát triển qua từng năm tháng, nhưng chùa  Bằng vẫn hiên ngang và vững trãi với nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật chính như tòa Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, khu tháp mộ.

Bước vào chùa phải tham quan tòa Thượng Điện vì đây chính là công trình lớn nhất của toàn bộ cảnh quan chùa hay còn gọi là chính điện thờ Tam bảo. Trong quá trình trùng tu đã phát hiện cách xây dựng độc đáo của tiền nhân với hệ thống “móng treo” rất đặc biệt, bên trong lòng móng có hàng trăm viên gạch “vồ” của thế kỷ XV, XVI.

Tuy năm 1945 có trùng tu lại sau khi bị chiến tranh, nhưng đó chỉ thay phần mái gỗ lợp ngói thành bê tông còn hệ thống tường móng giữ nguyên của đợt đại trùng tu theo bia “Linh Tiên tự ký” (tạo năm 1654). Hiện nay, rất ít công trình kiến trúc đình đền chùa miếu có hệ thống “móng treo” như ở chùa Bằng.

Kiến trúc xây dựng mang sự độc đáo của chùa Bằng

Toàn bộ khu nhà thờ tổ được xây dựng bằng gỗ lim. Ngôi chùa này còn giữ được vẻ đẹp ấn tượng với hệ thống 6 hàng cột. Khuôn viên chùa có xây dựng 6 6 ngôi tháp thờ chư vị tổ sư và giác linh, trong đó có những ngôi tháp cổ: Từ Quang thờ thiền sư Chiếu Sửu – Trí Điển và Linh Quang thờ Thiền sư Tính Tuyên.

Đặc biệt phải kể đến công trình Bảo tháp Báo Ân độc đáo của chùa Bằng, được xây dựng vào năm 2004 nhân kỷ niệm 350 năm ngày đại trùng tu chùa (1654 – 2004), được xây dựng với diện tích là 1.500m2 sân chùa. Chùa Bằng còn được công nhận là “ Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam năm 2007”. Đến năm 2020 thì chùa Bằng lại tiếp tục xác lập kỷ lục lần 2 và cũng là ngôi chùa tại Hà Nội có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam.

 

Bảo tháp được xây dựng trên nguyên tắc kiến trúc truyền thống Phật giáo Việt Nam. Thiên sư Không Lộ đã trực tiếp đúc Bảo tháp Báo Ân, bao gồm: tượng Quỳnh Lâm (tượng Di Lặc), vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền và tháp Báo Thiên. Tuy nhiên, thực tiếc khi những bảo vậy này lại không còn ở chùa nữa.

Bảo tháp lớn, gây ấn tượng dù nhìn ở xa

Nét nổi bật của Bảo tháp Báo Ân là có lối kiến trúc xây dựng theo hình Tháp Bát giác (theo giáo lý Bát Chính Đạo). Tháp có thiết kế cửa hướng về 4 phía: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Về kiến trúc Bảo tháp Báo Ân được xây dựng kiên cố, gồm:

–  Phần móng với độ sâu 45m, được dựng bởi 9 trụ đỡ, mỗi trụ đường kính 1m; phần thân tháp cao 45m, tượng trưng cho 45 năm thuyết pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (theo quan niệm của Nam truyền)

– Phần ngọn tháp được làm bằng đồng nặng 1.300kg, độ cao 9,66m. Từ mặt tháp lên chót tháp cao 54,66m.

Tháp gồm 13 tầng theo phẩm Phú chúc, kinh Niết Bàn (thuộc kinh điển Đại thừa), 8 cột trụ ngoài của tháp đều được làm bằng đá, chạm theo hình Long Phượng, tượng trưng cho khí âm dương hòa hợp (Âm dương hòa hợp vạn vật sinh thành).

Phía bên trong tháp có chưng thờ 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá, nhằm thể hiện sự bình đẳng trong tinh thần giáo pháp của Đức Thế Tôn. Nó cũng chính là cách giáo hóa mà Phật mong muốn nhân thế hiểu được.

Rất nhiều chư tăng, Phật tử đến đây cầu nguyện

Những pho tượng Phật trong tháp được kiến tạo theo 3 dạng kết cấu, tỉ lệ với các tầng của tháp, từ chiều cao đến trọng lượng, gồm:

– 32 tượng Phật: Cao 0.67m, nặng 100kg.

– 32 tượng Phật: Cao 1.15m, nặng 200kg.

– 40 tượng Phật: Cao 1.55m, nặng 300kg.

Chung quanh tháp tôn trí 4 tượng Thiên Vương (Bắc phương: Đa Văn Thiên Vương – Tây phương: Quảng Mục Thiên Vương – Nam phương: Tăng Trưởng Thiên Vương – Đông phương: Trì Quốc Thiên Vương). Được làm hoàn toàn bằng đá với chiều cao là 3,50.

Ở mỗi cánh cửa tại Tầng 1 của tháp Báo Ân được treo 8 cuốn thư (pho sách) được đúc bằng đồng, nặng gần 250kg. Trên bề mặt có chạm khắc các thiền kệ – thi phẩm của nhiều bậc thánh tăng Việt Nam đương đại. Những chi tiết này tạo một sự mềm mại, trang nghiêm cho tháp. Có thể nói, Bảo tháp Báo Ân là sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền.

Bên cạnh tháp, được bài trí 18 pho tượng La hán ngồi thẳng hàng, nhìn vào rất rõ nét và sinh động. Mỗi bức tượng đều thể hiện sắc thái đầy đủ với đủ hỷ nộ ái ố như vui, buồn, đau khổ,  … mà chúng sinh đang trải qua hàng ngày.

Một góc nhỏ bên trong chùa Bằng

Những pho tượng La Hán này được đúc dựa trên nguyên máu của những vị La hán chùa Tây Phương, ngôi chùa cổ ở Việt Nam – Hà Nội. Đây cũng là những vị Đại Đệ tử Phật truyền qua các đời, theo sự truyền đăng của Thiền Tông.

Phía bên Quan Âm viên, được bố trí 45 pho tượng khác nhau là chính thân cùng 32 hóa thân theo phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Thêm vào đó là 12 đại nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Tất cả những hình ảnh này đều nói lên tinh thần cứu khổ, cứu nạn của Bồ tát Quán Thế Âm cho tất cả chúng sinh trong thế giới này. Khi ngắm nhìn những pho tượng tuyệt tác này, du khách sẽ thấy lòng mình sư đang thưởng thức một nét đẹp văn hóa trong nghệ thuật tạc tượng Việt Nam hiện nay.

Hồ nước lớn được xây trong chùa, chính giữa là tượng Phật Bà

Chùa Bằng không chỉ là nơi để du khách đến tham quan, thờ phụng Phật. Mà đây còn là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu cho nhiều đối tượng khác nhau. Dành một chút thời gian để đến chùa Bằng, bạn sẽ thấy như đến với một thế giới đầy bình yên, cảm nhận được Phật luôn ở quanh ta để bảo vệ chúng sinh thoát khỏi trần bi.

Không Gian Gốm mong rằng, với thông tin đã cung cấp trên đây, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chùa Bằng. Còn rất nhiều bài viết hấp dẫn khác, hãy nhớ đón xem nhé!

 

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo