[Giải đáp] Bàn thờ gia tiên có ý nghĩa như thế nào?

Bàn thờ gia tiên gia đình Việt nào dù nghèo hay giàu cũng đều có. Tuy nhiên thì mấy ai hiểu hết ý nghĩa về việc thờ cúng này. Bàn thờ gia tiên có ý nghĩa như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

 

 

Những lưu ý khi đặt bàn thờ gia tiên trong gia đình

 

Ngôi nhà truyền thống của người Việt thường có ba hoặc năm gian, trong đó gian giữa được coi là chủ trang trọng nhất, là trung – tâm của ngôi nhà. Những việc quan trọng như: thờ phụng, tiếp – khách, sinh hoạt… đều điên ra ở gian này. Gian giữa lại luôn có cửa lớn ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất lưu thông, âm dương – hỏa đồng để rồi cảm hoá lẽ đời.

 

Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên nên bàn thờ thường được lập ở – chính giữa gian giữa ngôi nhà.

 

Gia chủ không được kê giường ngủ – đối diện với bàn thờ.

 

Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và – trang trong nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng).

 

Với bàn thờ treo tường vị trí đặt bàn thờ cần phải cao hơn những vật dụng, thiết bị khác trong đình để thể hiện sự tôn trọng, thành kính. Treo bàn thờ vuông vắn, cẩn thận không để xiêu vẹo, mất cân xứng. Bàn thờ là nơi thờ cúng, cần sự yên tĩnh và tôn nghiêm vì vậy nên để cách tầm mắt và thường cao hơn mặt đất 1m50 trở lên.

 

 

Bàn thờ tổ tiên được đặt chính giữa gian giữa ngôi nhà cổ

 

Tuỳ quy mô ngôi nhà và cũng tuỳ mức sống từng gia chủ mà bàn thờ có kích thước và hình thức khác nhau.

 

Những gia đình nghèo khó, với những đồ đạc trong nhà cũng đơn sơ thì bàn thờ có khi chỉ là vật phên tre giữa hai cột trong của gian giữa, bên trong có bát hương nhỏ.

 

Còn ở những gia đình con thuộc loại thường thường bậc trung” trở lên thì bàn thờ được đóng đàng hoàng.

 

Có gia chủ còn dùng mặt tủ làm bàn thờ hoặc đóng cái giá gác làm lên tường.

 

Cho dù bàn thờ có được thiết kế ra sao thì điều quan trọng là nó luôn phải ở vị trí trang trọng, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với tổ tiên.

 

 

Những câu đối treo ở bàn thờ gia tiên

 

Ngoài các đồ thờ trên, còn có một lọ lộc bình hoặc đôi sống bình bày trên bàn thờ để cắm hoa trong những ngày giỗ chạp, ngày Tết. Tấm biển treo cao nằm ngang trên mé trước bàn thờ, trên có những chữ Hán thật lớn. Nhiều nhà dùng chữ Nôm (thường là ba, ( bốn chữ) là hoành phi. Hai bên cột hoặc hai bên tường nhà có treo những câu đối như:

 

“Tổ công phụ đức thiên niên thịnh

Tử hiếu tôn hiên vạn đại vinh

Hoặc

“Phúc sinh phú quý gia đường thịnh

Lộc tiến vinh hoa tử tôn hưng”

 

Những chữ viết trên hoành phi, câu đối là tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với Tổ tiên hoặc để ghi tụng công đức của Tổ tiên. Những nhà khá giả, giàu có thì hoành phi, câu đối được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ. Còn nhà nghèo thì hoành phi thường là những tấm cót đóng nẹp, dán lên những tờ giấy đỏ có viết chữ lớn, đôi liễn hay những tờ giấy hồng có viết những câu đối.

 

 

Bàn thờ thiêng liêng nhưng vẫn gần gũi với cuộc sống sinh hoạt gia đình

 

Trên bàn thờ có thể có khám, ngai hay đặt bài vị được chạm khá cầu kỳ và sơn thếp cẩn thận. Trước bài vị có một hương án rất cao. Trên hương án này, tại chính giữa là một bát hương để cắm hương khi cúng lễ.

 

Bát hương được chăm nom rất cẩn thận, chu đáo và không được xê dịch. Phía sau bát hương là một chiếc kỷ nhỏ, trên kỷ có ba chiếc đài có nắp và trên nắp có núm cầm. Ba thế đài này đựng ba chén rượu nhỏ lúc cúng lễ.

 

 

Hàng ngày, đài được đậy nắp để tránh bụi bặm, chỉ mở ra trong những dịp lễ tết, ngày đó rằm, mùng một. Hai bên bát hương là hai cây đèn (hai ngọn đèn dầu) hoặc hai cây nến (ngày nay tại các đô thị, người ta thắp hai cây đèn điện). Gần hai bên bát hương, ngoài hai cây đèn có khi còn có hai con hạc chầu hai bên. Ở mé ngoài hai cây đèn, gần hai đầu hương án là ống hương dùng để đựng hương.

 

 

Đồ cúng trên bàn thờ gia tiền gồm những gì?

 

Trên bàn thờ thì bày bát hương đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố.

 

Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn trà rượu và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giây), tiền âm phủ.

 

Sau khi tàn tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là “hoá vàng”, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất.

 

 

Mua trọn bộ đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng ở đâu?

 

Trên thị trường có rất nhiều chất liệu tạo nên những bộ đồ thờ trên bàn thờ gia tiên.  Cụ thể: đồ thờ bằng gỗ, bằng sứ, bằng đồng … Trong đó, đồ thờ bằng sứ được đánh giá cao nhất. Nhưng trên thị trường lại có rất nhiều xuất xứ gốm sứ khác nhau , việc tìm và mua đúng các mặt hàng gốm sứ chuẩn Bát Tràng là vấn đề nan giải của rất nhiều người.

 

Chất lượng cũng là một trong những yếu tố mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các mặt hàng thờ cúng tại KHÔNG GIAN GỐM.  Đồ thờ tại đây được chế tác từ nhiều nghệ nhân khác nhau, đa dạng thiết kế mẫu mã màu sắc cho khách có thể lựa chọn. Trong đó đồ thờ men rạn giả cổ Bát Tràng được đánh giá cao nhất.

 

 

HỆ THỐNG KHÔNG GIAN GỐM CHUYÊN BÁN ĐỒ THỜ BÁT TRÀNG

 

Mua trọn bộ đồ thờ cúng chính hãng tại những địa chỉ sau:

 

Hotline:: 0912 992 544

Showroom 1: Số 021 Nguyễn Văn Linh , Phú Mỹ Hưng , P, Tân Phong, Quận 7, Tp HỒ CHÍ MINH

Shoroom 2 : Số 21 Cộng Hòa , Phường 4 , Quận Tân Bình, Tp HỒ CHÍ MINH (TP HCM)

Shoroom 3 : Số 2,4,6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh

Shoroom 4 : 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh

Shoroom 5 : 863 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, Tp.HCM

Shoroom 6 : 351 Bạch Đằng, F15, Bình Thạnh, Tp.HCM

Shoroom ĐÀ NẴNG : 27B Nguyễn Tri Phương – Thanh Khê- Đà Nẵng

Shoroom Hà Nội : Tòa Nhà Không Gian Gốm Bát Tràng, Khu Công NGhiệp Bát Tràng , Gia Lâm Hà Nội

 

Với những thông tin chia sẻ trên đây thì chắc chắn các bạn đã biết được Bàn thờ gia tiên có ý nghĩa như thế nào? rồi đúng không nào. Những thắc mắc về phong tục thờ cúng tổ tiên được chúng tôi cập nhật thường xuyên , đừng quên theo dõi để có được những kiến thức chính xác nhất nhé!

 

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo