Độc đáo kiến trúc “Thái” Tồn tại trong ngôi chùa Bửu Long đẹp nhất tại Tp.HCM

Một trong những ngôi chùa mà bạn nên ghé khi đến Sài Gòn – Chùa Bửu Long khi nhìn thoáng qua sẽ khiến nhiều người nhầm tưởng là chùa của Thái Lan. Tuy nhiên, đây là ngôi chùa 100% của người Việt chúng ta. Hôm nay, Không Gian Gốm sẽ cùng bạn tham quan ngôi chùa Bửu Long với lối kiến trúc vô cùng lộng lẫy và vô cùng linh thiên này nhé!

Hàng ngày có rất nhiều đoàn, du khách đến tham quan chùa Bửu Long

Ngôi chùa Bửu Long với kiến trúc xây dựng “Thái” nhưng không phải của Thái

Nhiều du khách khi ghé thăm ngôi chùa Bửu Long sẽ lầm tưởng đây là một ngôi chùa của Thái Lan được xây dựng ở Sài gòn, vì nó có cái bảo tháp màu vàng. Cũng chính vì thế, cái tên “Chùa Thái Lan Tp.HCM” ra đời. Ở thái lan, chiếc bảo tháp thường thấy được gọi là Chedi (tháp hài cốt) thờ cả hài cốt vua, cả xá lợi của Đức Phật.

Khung cảnh chùa Bửu Long khi nhìn từ chính diện vào rất hoành tráng và đẹp mắt

Thực ra, nhiều người đến chùa Bửu Long không phải chỉ để dâng hương, mà là muốn xem tổng thể kiến trúc chùa độc đáo như thế nào. Vào chùa không phải là để đi viếng chùa mà là đi xem kiến trúc chùa.

Để giải thích cho bạn hiểu rõ, thực ra kiến trúc xây dựng chùa Bửu Long không phải lấy ý tưởng từ những ngôi chùa bên Thái Lan, mà nó được thiết kế theo kiến trúc của văn hóa Phật giáo cổ đại, nguồn gốc của nền văn hóa này bắt đầu từ vùng Suvannabhumi – (văn hóa Phù Nam) kết hợp với kiến trúc hiện đại.

Người thợ kiến trúc sẽ lựa chọn các mẫu hoa văn cổ từ thời xưa và biến tấu lại sao cho gần nhất với văn hóa bản sắc của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, ngôi chùa Bửu Long vừa mang một nét đẹp chuẩn từ Phật Giáo Nam Tông Việt Nam nhưng vẫn toát lên phong thái pha trộn của Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á.

Chùa Bửu Long còn là nơi lý tưởng để bạn có thể check in “sống ảo” đó nhé

Lý do chúng ta thấy chùa Bửu Long giống với những ngôi chùa tại Thái Lan, vì Phật giáo Thái Lan cũng hướng đến phái Nam Tông (Theravada Buddhism, tức Phật Giáo Nguyên Thủy). Chính vì thế, cả 2 đều có sự tương động và tạo nên sự hiểu lầm từ nhiều du khách khi đến đây.

Nếu quan sát kỹ từng chi tiết, họa tiết được khắc họa trên chùa Bửu Long bạn sẽ thấy được những hoa văn đặc trưng của dân tộc Việt: con rồng, hạc trên lưng rùa, … đây là những hình ảnh rất dễ bắt gặp trong các ngôi chùa, đền miếu của nước ta.

Ngôi bảo tháp có tên là Gotama Cetiya. Trong bảo tháp có thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000m², cao 70m. Tại đây có cả giảng đường lớn để hội họp, thuyết pháp, hành thiền. Xá lợi Đức Phật thì có xá lợi máu, xá lợi xương, xá lợi tóc…

Độc đáo bảo tháp Gotama Cetiya của ngôi chùa Bửu Long

Gotama Cetiya được Tổng cục văn Hóa Việt chứng nhận là ngôi bảo tháp có quy mô lớn nhất hiện nay. Ngôi chùa Bửu Long có đến 5 tháp lớn nhỏ, tháp chính điện ở trung tâm cao và lớn nhất với 7 tầng. Có đến hàng trăm chiếc chuông gió được gắn trên đỉnh tháp, xung quanh được dát đồng thau vàng óng. Phía bên trong có thêm một bảo tháp nhỏ thờ Xá Lợi chư Thánh Arahán và ngọc Xá Lợi Đức Phật.

Bảo Tháp Gotama Cetiya được thi công xây dựng vào năm 2007, thuộc tổ đình Bửu Long, trong công viên Lịch sử và Văn hoá dân tộc. Hòa thượng Viên Minh, Viện chủ Thiền viện Bửu Long cho biết: “Dự án xây dựng này đã được Tổ Hộ Tông đề cử và lưu tâm từ rất lâu mới được Ban quản trị, chư tăng cùng các Phật tử đồng tâm thực hiện. Có thể nói rằng, bảo tháp độc đáo này được chính tay trụ trì Viên Minh thiết kế, đứng ra quyên góp, tiến hành xây dựng và hoàn thành năm 2013, nên có ý nghĩa rất lớn đối với chùa Bửu Long.”

Bảo Tháp Gotama Cetiya nhìn từ trên cao xuống trông rất đẹp mắt

Có thêm 4 tháp phụ xung quanh, được xây dựng theo lối kiến trúc cung điện với màu trắng chủ đạo, phối cùng màu vàng rực rỡ ở phần chóp của kiến trúc chùa Thái Lan. Chùa Bửu Long liên tục trùng tu các khu vực như: chánh điện, thiền thất của chư Tăng, am thất của Tu nữ – tịnh nhân, tổ đường, ni viện, tăng xá, trai đường, khách đường và ni xá.

Bạn có thể thấy rằng, chính điện ngày nay không phải là do xây mới mà được trùng tu theo từng năm tháng từ di tích cũ. Là nơi mà Tổ sư và Đại đức Lão Tâm để lại cho ngôi chùa Bửu Long này. Nhưng được nâng cấp khang trang tiện nghi hơn mà vẫn giữ được cái hồn trong từng hình dáng, đường nét của chùa cổ.

Một ngóc ngách nhỏ trong chùa Bửu Long cổ kính

Đến đây, bạn sẽ thấy chùa Bửu Long tọa lạc giữa núi rừng thiên nhiên, xung quanh là cây cối xanh tươi kết hợp với kiến trúc xây dựng độc đáo, luôn đem lại cho du khách cảm giác thoáng đãng, dễ chịu và đẹp mắt. Đó cũng là lý do vì sao, hàng ngày luôn có rất đông người ghé đến ngôi chùa đẹp và độc đáo này để tham quan và cũng như tìm một nơi thanh tịnh để giúp cho tâm hồn được làm sạch, bình yên và thư thái hơn.

Nhiều cặp đôi còn đến đây để chụp ảnh cưới

Không chỉ là chốn hành hương, ngôi chùa Bửu Long còn tổ chức rất nhiều hoạt động từ thiện ý nghĩa để đóng góp cho xã hội. Ngôi chùa đẹp tại Sài Gòn này có một ban công tác từ thiện, một chi hội Chữ Thập Đỏ và một Phòng Khám Y Tế khám và phát thuốc miễn phí cho mọi người vào mỗi thứ 7 hàng tuần.

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo