Mục lục
Tưởng nhớ đến công ơn của các đấng sinh thành là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Trong các buổi lễ cúng thường sẽ có cúng khấn và vái. Vậy Cúng khấn và vái có nghĩa là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau bài giải đáp mới nhất của battrangvn.vn ngay sau đây:
Đạo lý thờ cúng của người Việt
Tôn kính với thần tiên, hiếu nghĩa với gia tiên là một trong những nhiệm vụ cao cả đối với mỗi con người Việt Nam. Đây là truyền thống được duy trì từ thế hệ nay sang thế hệ khác, ai cũng có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, việc cúng lễ tổ tiên ngày tết là thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa nhớ về cội nguồn.
Nhớ về cội nguồn đó là đạo lý mà bất kỳ ai cũng cần duy trì và tưởng niệm. Bên cạnh việc tưởng niệm ông bà cha mẹ thì rất nhiều gia đình thường thờ các vị bậc thần , thánh, phật, chúa… Nhưng nếu không tưởng niệm cha mẹ, ông bà tổ tiên, thì cũng không đủ đức và phúc để tưởng niệm tới các vị thánh nhân, phật chúa, thần tiên.
Thờ cúng được được chú trọng vào các ngày giỗ hoặc lễ tết. Đây là khoản thời gian để con cháu tưởng nhớ đến công ơn của các đấng sinh thành. Vào những ngày này những bậc làm con cháu thường se sắm sửa lễ vật nhang đăng cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên nội ngoại về ngự giá ở ban thờ tổ tiên thật là hiếu nghĩa và phúc đức.
Một vài điều cần phải biết trong việc thờ cúng tổ tiên
Nghi lễ và đồ thờ cúng thần tiên, gia tiên mỗi gia đình có thể khác nhau, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình mà sắp xếp thờ cúng.
Thờ cúng tổ tiên các bạn nên nhớ rằng không lúc nào cũng đòi hỏi mâm cao cỗ đầy mà điều cốt lõi là sự tôn kính với thần tiên, hiếu nghĩa với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Đặc biệt có một số điều mà các bạn cần lưu ý, khi lễ thờ các vị thần tiên, thì không được đặt tiền âm phủ, mà chỉ đặt lễ thuyền vàng, vàng thỏi, vàng lá là tốt.
Trên lễ thờ gia tiên ngoài thuyền vàng, vàng thỏi, vàng lá thì quý vị cũng có thể để thêm tiền âm phủ, nếu không cúng tiền âm phủ thì càng tốt.
Một vài điều cần phải biết trong việc thờ cúng tổ tiên sẽ là những thông tin mà chúng tôi nghĩ rất nhiều người cần. Còn bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giải đáp Cúng khấn và vái có nghĩa là gì? nhé!
Cúng khấn và vái có nghĩa là gì?
Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ bàn chén bát, đũa, muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương) thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính t biết ơn, và cầu phước lành. Đây là nghĩa rộng của cúng.
Trong 1 nghĩa bình thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy và vái Khấn là lời cầu khẩn lâm râm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy.
Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu: “Lầm rầm khấn vái nhỏ to; Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra”. (câu 95 – 96).
Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2, 3, 4, hay 5 vái.
Giờ thì các bạn không còn phải thắc mắc Cúng khấn và vái có nghĩa là gì? đúng không nào. Tuy nhiên để việc này trở nên có ý nghĩa thì các bạn phải thật sự thành tâm nhé!
Tìm mua đồ thờ cúng tâm linh trên bàn thờ ở đâu?
Sau khi tìm hiểu Cúng khấn và vái có nghĩa là gì? chắc nhiều người cũng hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng nó quan trọng như thế nào đúng không nào. Đã thờ cúng thì không thể nào thiếu được các đồ thờ như: bát hương; lọ hoa, mâm trái cây… trọn bộ đồ thờ đầy đủ có thể lên tới 46 vật phẩm nữa nhé!
Nếu vẫn chưa biết mua đồ thờ cúng tâm linh ở đâu thì đừng bỏ qua KHÔNG GIAN GỐM, đơn vị cung cấp đồ thờ CHUẨN BÁT TRÀNG nhé!
Hotline:: 0912 992 544
Showroom 1: Số 021 Nguyễn Văn Linh , Phú Mỹ Hưng , P, Tân Phong, Quận 7, Tp HỒ CHÍ MINH
Shoroom 2 : Số 21 Cộng Hòa , Phường 4 , Quận Tân Bình, Tp HỒ CHÍ MINH (TP HCM)
Shoroom 3 : Số 2,4,6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Shoroom 4 : 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh
Shoroom 5 : 863 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, Tp.HCM
Shoroom 6 : 351 Bạch Đằng, F15, Bình Thạnh, Tp.HCM
Shoroom ĐÀ NẴNG : 27B Nguyễn Tri Phương – Thanh Khê- Đà Nẵng
Shoroom Hà Nội : Tòa Nhà Không Gian Gốm Bát Tràng, Khu Công NGhiệp Bát Tràng , Gia Lâm Hà Nội