Được ghi nhận trong sách kỷ lục Việt Nam là “Chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam“. Chùa Vạn Đức được xây dựng vào năm 1954, tọa lạc trên đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức, Tp.HCM. Vị trí nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, đây là địa điểm được rất nhiều khách hành hướng đến để chiêm ngưỡng chánh điện cũng như tham quan kiến trúc xây dựng, dâng hương thờ tự và nghe sư thầy kể chuyện xưa.
Có một điều du khách cần lưu ý để tránh không bị nhầm lẫn: Có một điểm lưu ý đối với du khách để tránh nhầm lẫn: Chùa Vạn Đức có chánh điện cao nhất Việt Nam là được xây dựng tại Hồ Chí Minh. Đây không phải là Chùa Vạn Đức có mái ấm Đức Quang là Chùa Vạn Đức Bình Đại của tỉnh Bến Tre. Do đó, trước khi đi bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh đi nhầm nhé.
Khung cảnh chùa Vạn Đức nhìn từ ngoài vào
Tổng quan cảnh sắc kiến trúc của chùa Vạn Đức
Chùa được xây dựng trên nền đất rộng lớn được 1 gia đình trong vùng hiến tặng tất cả. Sau khi nhận được món quà này, trụ trì giữ nguyên hiện trạng và chỉ làm thêm phần phía trước để giống chùa, đặt tên là Vạn Đức. Qua nhiều lần trùng tu, khu chánh điện được nâng cấp nhiều nhất và hoàn thành trong 2 năm, với chiều cao từ nóc xuống đất là 43,5m, nên mới được gọi là ngôi chùa có chánh điện cao nhất.
Chùa còn xây dựng thêm một bức tượng Phật cao khoảng 15m làm bằng đá nguyên khối vào cuối năm 2017, bạn sẽ thấy ngay trước khi bước vào chánh điện. Đối diện tượng có đài Liên hoa, bên trong tôn trí tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Có thể nói rằng, chùa Vạn Đức chính là ngôi chùa có công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc.
Bức tượng Phật lớn trước khu chánh điện là điểm thu hút đối với khách hành hương
Bên ngoài chùa Vạn Đức
Khu cổng tam quan của chùa được xây dựng với kết cấu 3 tầng và được lợp ngói lưu ly màu xanh lá thẫm. Từng đường nét trên cổng chùa đều được điêu khắc trạm trổ rất tinh xảo. Trên các cạnh của mái chùa được uốn cong gắn hoa văn hình hoa sen vô cùng uyển chuyển.
Đi qua cổng tam quan của chùa là vào đến khoảng sân của chùa. Chùa trồng rất nhiều các loại cây cổ thụ, bon sai tạo cảm giác thoáng mát, không khí trở nên trong mát hơn hẳn phía bên ngoài đường. Đặc biệt, phía góc trái của sân chùa trồng một cây bồ đề cổ thụ, đây là nơi dừng chân nghỉ của rất nhiều du khách.
Chùa được xây dựng với phong cách kiến trúc hiện đại pha lẫn truyền thống
Chánh điện chùa Vạn Đức có kết cấu như 1 ngôi tháp cao lớn với 9 tầng, trên đỉnh là đài hoa sen. Phần mái lợp ngói lưu ly màu xanh, trên các đầu đao có gắn hoa văn hình bông sen cách điệu. Xung quanh nội điện có nhiều ô cửa sổ trông như những đám mây trắng, mỗi ô lại treo một bức tranh đức Phật. Cạnh cửa sổ là những ô cửa thông gió có hình chữ “Phật”.
Dọc lối đi hành lang, cầu thang đều được làm bằng thép trắng, xi măng và đá granite. Bên ngoài, mỗi góc chánh điện lại được bài trí các tượng Phật, Quan thế âm, thần Hộ Pháp, rồng, … Hình ảnh hoa sen cách điệu được trang trí ở rất nhiều nơi trong chùa.
Bên trong chùa Vạn Đức
Qua cổng tam quan là một khuôn viên sân rất rộng, trồng rất nhiều cây kiểng tạo cảm giác xanh mát. Nhìn qua bên tay trái có một gốc Bồ Đề cổ thụ to rợp bóng. Xây dựng một ao sen nhỏ có điện thờ Quan Thế Âm đặt lộ thiên ngay phía trước gốc Bồ Đề tạo cảm giác thanh nhã.
Tòa chánh điện lớn 2 tầng nằm đối điện cổng tam quan, gồm: tầng trên là điện thờ Phật, tầng trệt là khu giảng đường. Có đặt rất nhiều tảng đá to được khắc chữ theo ý nghĩa Phật giáo trước chính điện. Bên trong Chính điện được trang hoàng nghiêm trang, chính giữa tôn trí Phật Thích Ca thiền định.
Bên trong chánh điện có Bức phù điêu cây bồ đề nổi lớn nhất nước
Trên 2 bên tường chánh điện được trang trí rất nhiều hình ảnh của Phật, đặc biệt là có rất nhiều cửa sổ tạo cảm giác thư thái, dễ chịu. Trần Chính điện là một tác phẩm hội họa lớn về nội dung nhà Phật rất đặc sắc, khi nhìn vào mang đến cho bạn cảm giác lòng nhẹ bâng, mọi ưu phiền như được xóa bỏ. Tầng dưới giảng đường rộng rãi, yên tĩnh chính giữa thờ Tổ Sư Đạt Ma và các vị trụ trì tiền nhiệm.
Khu thờ tượng Phật Bà Quan Âm
Trong khuôn viên chùa có nhiều bia đá khắc lời răng của đức Phật, các điện thờ và Bảo pháp thờ các vị trụ trì tiền nhiệm. Nội điện thờ tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật bên trong rất rộng rãi, trần cao gần 40m đem lại cảm giác rất thoáng đãng, thoải mái khi vào đây.
Còn có nhiều bức phù điêu nổi hình cây bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền tạo nên cảnh sắc trang nghiêm mà không kém phần gần gũi. Đặc biệt bức tranh này còn được ghi nhận vào sách kỷ lục Việt Nam là “Bức phù điêu cây bồ đề nổi lớn nhất nước”.
Xung quanh tòa chính điện là một khuôn viên mát mẽ được trồng nhiều cây xanh, đến chùa Vạn Đức chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc hiện đại mang phong cách cổ kính độc đáo. Được đấm mình vào không gian yên tịnh, thanh tịnh rất thoái thải dễ chịu.
Có rất nhiều khóa thiền tu được mở ra và được giới trẻ đăng ký rất đông
Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, công trình còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc Phật giáo hiện đại. Không Gian Gốm đã tham quan và cảm nhận. Bạn hãy dành thời gian để trải nghiệm nhé!