Chùa Quán Sứ – Ngôi chùa lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa lịch sử Hà Nội

Chùa Quán Sứ được xây dựng từ thời vua Lê Thế Tông với niên đại đã hơn 500 năm tuổi. Xưa kia chùa là Từng trụ sở trung tâm cả Tổng hội Phật giáo miền Bắc, đến ngày nay trở thành trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi chùa chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử này đã chứng kiến nhiều sự kiện xảy ra tại nước ta. Điển hình nhất phải kể đến giai đoạn thống nhất của Phật giáo Việt Nam và sự hòa nhập giữa Phật giáo trong nước với Phật giáo thế giới.

Có thể nói rằng, chùa Quán Sứ không chỉ là địa điểm tâm linh, thanh tịnh mà còn là nơi chứng kiến rất nhiều “bí mật” lịch sử. Chùa được rất nhiều du khách chọn lựa viếng thăm mỗi ngày, đặc biệt vào những lễ dịp tết thì lượng khách hành hương đến chùa ngày càng nhiều.  

Rất nhiều người đến chùa Quán Sứ để cầu nguyện 

Lịch sử hình thành nên chùa Quán Sứ

Người xưa kể lại, Chùa Quán Sứ được xây dựng  vào giữa thế kỉ 14 dưới thời vua Trần Dụ Tông. Trước đây, triều đình nước ta thường tiếp đón các sứ thần của các quốc gia phía Nam như Chiêm Thành, Ai Lao, Nam Chưởng và Vạn Tượng.

Dựa vào điều này, vua đã cho xây dựng một tòa công quán gọi là Quán Sứ để tiếp đón các vị sứ thần khi đến với kinh thành Thăng Long xưa (nay là Thủ đô Hà Nội). Với mục đích tạo sự thuận tiện cho họ có thể cúng tế của họ để dâng hương thờ Phật. Cũng vì thế chùa có tên là Quán Sứ. Mặc dù, công quán không còn nữa nhưng chùa Quán Sứ vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Khám phá những nét kiến trúc độc đáo chùa Quán Sứ ngay giữa lòng Thủ Đô

Nếu bạn muốn đến chùa dâng hương thì nên đến 6 giờ sáng cho tới 19h cùng ngày. Vì chùa tọa lạc ngay trên phố, nên bạn cần gửi xe rồi đi bộ vào trong chùa. Khi đến đây, ngoài việc dâng hương, cầu nguyện cho đến tham quan các kiến trúc đẹp mắt của chùa thì du khách còn được tham gia vào các lễ hội phật giáo lớn nhất Việt Nam.

Chùa Quán Sứ được tu sửa dựa trên thiết kế phối hợp của 2 vị kiến trúc sư vô cùng nổi tiếng. Bước từ bên ngoài cổng vào bên trong, bạn sẽ thấy ngay nét đẹp cổ kính mang đậm phong cách của vùng đồng bằng trung du Bắc bộ với kiến trúc mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ.

Những câu đối hay tên ngôi chùa được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ. Nó đã trở thành một nét đẹp độc đáo và đầy ấn tượng riêng biệt của ngôi chùa này. Tiến sâu vào bên trong chùa, bạn sẽ thấy toàn bộ phần sân nhỏ được lát gạch, toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng. Từng khung cửa được làm bằng gỗ quý, tạo nên nét cổ kính, thanh tịnh của ngôi chùa.

Chánh điện chùa Quán Sứ có 3 lư hương lớn

Bước thêm khoảng chục bậc thềm là tiến đến Chánh điện. Hầu hết các pho tượng Phật quý đều được trưng bày tại đây, tạo nên một không khí vô cùng trang nghiêm. Nên khi đến chùa, bạn cần ăn mặc chỉnh tề và kín đáo để giữ gìn sự tôn thờ ở đây nhé.

Các du khách có thể bắt đầu dâng nhang, đặt lễ để cầu phúc. Đi sâu vào bên trong của điện trên bậc cao nhất là nơi thờ tượng của 3 vị Tam Thế Phật, bậc tiếp theo sau đó là tượng Phật A – di – đà ở giữa, 2 bên thờ tượng Quan Thế Âm và tượng Đại Thế Chí . Phía dưới nữa là thờ Phật Thích Ca nằm ở giữa, 2 bên thờ tượng A – Nam – Đà và Ca – diếp. Bậc cuối là nơi thờ tụng tượng phật Bồ Tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương.

Toàn bộ khung cảnh đẹp và trang nghiêm của chùa Quán Sứ

Phía gian bên phải của điện chính là điện thờ Lý Quốc Sư và 2 thị giả. Gian bên là nơi thờ tượng Đức Ông.  Di chuyển từ chính điện ra đến khu vực phía sau, các phật tử sẽ cảm nhận được không khí trong lành, tĩnh mịch giữ không gian thoáng đãng pha lần với hương thơm của khói hương tạo nên không gian thanh tĩnh, yên bình.  

Góc nhỏ bên trong chùa Quán Sứ

Phía sau sân chùa là tòa hậu đường gồm có 3 tầng chính và là nơi thờ vị quốc sư Thiền sư Khuông Lộ – Đây là vị quốc sư vô cùng nổi tiếng dưới triều nhà Lý.  Chùa Quán Sứ xây dựng một hội trường và giảng đường rộng lớn, còn có thêm thư viện nơi lưu trữ những sổ sách, kinh văn Phật Giáo và là nơi tụng kinh truyền giáo Phật giáo cho các tăng ni, phật tử.  

Rất nhiều du khách đến đây để hành hương và tham quan cảnh vật của chùa. Sau khi dâng hương xong, bạn có thể di chuyển ra bên ngoài chùa thưởng thức những món ăn chay tịnh tại các quán ăn.

Những đại lễ lớn diễn ra tại chùa Quán Sứ

Cứ vào tháng 4 âm lịch hàng năm thì chùa Quán Sứ thường tổ chức Đại Lễ Phật Đản, vì đây là sự kiện cực kỳ quan trọng trong Phật giáo nên có rất nhiều Phật tử và khách hành hương ghé đến để tham gia.

Góc thờ cúng nhỏ nơi để du khách đến dâng hương

Đến với Đại lễ Phật Đản được tổ chức tại chùa, các tăng ni phật tử sẽ được tham gia vào dòng người rước xe hoa, cung nghinh xá lợi Phật, cầu nguyện Quốc thái dân an, tham gia vào Lễ Quy y Tam Bảo, thả bóng bay, chim bồ câu cầu nguyện hòa bình…. cùng với rất nhiều hoạt động khác vô cùng ý nghĩa.

Bên cạnh ngôi chùa trăm năm tuổi Quán Sứ này, du khách có thể tiếp tục ghé đến nhiều ngôi chùa khác như: Chùa Láng, Chùa Cầu Đông, chùa Liên Phái, chùa Hà, … để tham quan, ngắm cảnh, hành hương. Đây đều là những ngôi chùa vô cùng linh thiêng, hàng năm có hàng ngàn tăng ni phật tử tìm đến để cầu phúc, cầu duyên….

Tháp bảo lớn tại chùa Quán Sứ – Nơi được rất nhiều người đến checkin

Không Gian Gốm luôn cố gắng cung cấp đến bạn nhiều thông tin về những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng tại Hà Nội và Tp.HCM, nên bạn đừng bỏ qua nhé!

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo