Mục lục
Tết Hàn Thực rơi vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Nhiều người vẫn thấy lẫm về ngày Tết này, thậm chí là chưa nghe đến. Vì tết hàn thực chỉ xuất hiện tại một vài tỉnh Trung Quốc, một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới và miền bắc Việt Nam. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc ý nghĩa tết Hàn Thực như thế nào.

Nguồn gốc ý nghĩa Tết Hàn Thực
Tết Hàn Thực trong văn hóa người Việt
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, khi sang tháng 3, thời tiết bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Đánh dấu vào thời khắc chuyển mình của vạn vật trên thế giới. Người ta lấy ngày 3/3 để làm bánh trôi, bánh chay để cúng tế đất trời, tổ tiên.
“Hàn thực” có nghĩa là ăn “nguội”, chính vì thế người Việt đã dùng bánh chay, bánh trôi để cúng kiếng trong ngày này. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày này cũng cố gắng về với gia đình để đi tảo mộ, cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp.

Với những người dân sinh sống tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ còn gội ngày này là Tết Bánh trôi chay. Vào dịp tết này, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức bánh chay nguội thay vì ăn các món mặn như bình thường.
Nguồn gốc của ngày Tết Hàn thực
Nguồn gốc ý nghĩa tết Hàn Thực bắt nguồn từ Trung Quốc. Người xưa nói rằng: Vào ngày Xuân Thu (770 – 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở.
Lúc bấy giờ, xuất hiện một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi đã bày mưu hiến kế cho nhà vua trải qua nhiều kiếp nạn. Giới Tử Thôi luôn bên cạnh chăm sóc Ngài, đến một hôm trên đường lánh nạn, thực cạn kiệt, người hiền sĩ này đã lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Sau khi biết được sự tình, nhà Vua đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi đã đi theo vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm trời, cùng nhau trải qua nhiều trắc trở, khổ luyện thành tài. Sau khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn đã ban rất nhiều vàng bạc hậu hĩnh cho những người có công, nhưng lại không nhớ đến Giới Tử Thôi. Nhưng người cũng không oán giận, chỉ cho rằng đó là việc làm đương nhiên nên chẳng có gì phải mang hận trong lòng.
Sau đó, ông cùng mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Vua sau khi nhớ ra đã cho người tìm Tử Thôi về để chiêu đãi, nhưng là người không tham danh vọng nên Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Nhà vua tức giận, vì muốn ép Tấn Văn Công quay đã ra lệnh đốt rừng. Thế nhưng Tử Thôi và mẹ cùng quyết chí chịu chết cháy trong rừng.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày. Không ăn đồ mặn, mà chỉ sử dụng các món đồ ăn nguội đã nấu sẵn như một hành động tưởng niệm. Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Ý nghĩa của Tết Hàn Thực
Cũng giống như văn hóa người Trung Hoa, nhưng có điều khác biệt là tết hàn thực của người Việt Nam không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc.
Lễ Tết bánh chay này được lưu giữ từ rất lâu đời và vẫn đang truyền mãi cho đến ngay nay. Người Việt sẽ cùng nhau làm bánh trôi chay để cúng ông bà, tổ tiên – cúng thần hoàng và không kiêng đốt lửa.

Bánh trôi hoặc bánh chay đều được làm bằng bột gạo nếp thơm ngon. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.
Tại một số tỉnh vùng khác, người dân sẽ làm thêm bánh nhót, cách làm cũng giống như bánh chay đơn giản nhưng có điều đặc biệt là bánh nặn giống như trái nhót lạ mắt.
Cũng là Tết Hàn Thực, nhưng đối với người Việt sẽ không liên hệ đến Giới Tử Thôi như người Trung Hoa. Mà món chay gia đình dâng lên chỉ để cúng ông bà gia tiên, đó là hành động thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ của con cháu trong gia đình.

Nguồn gốc ý nghĩa tết Hàn Thực đã cho chúng ta biết rằng, dù có đi đâu, cứ đến 3/3 âm lịch, mọi người đều cố gắng cùng nhau sum vầy để thưởng thức món ăn chay. Và cùng đi tảo mộ, trò chuyện những chuyện xưa tích cũ. Thật vui vẻ và hạnh phúc biết bao.