Tag Archives: ca dao tục ngữ về làng gốm bát tràng
Ca dao tục ngữ về làng gốm bát tràng
Câu ca dao “…Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây” đã tồn tại từ bao đời nay, và không biết nó đi vào lời hát ru của mẹ từ bao giờ. Nói về làng nghề truyền thống nổi tiếng lâu đời không chỉ là đề tài trong những câu Ca dao tục ngữ về làng gốm bát tràng mà đây còn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều bài thờ được ra đời.
CHỢ GỐM BÁT TRÀNG trong Ca dao tục ngữ về làng gốm bát tràng
Làng Gốm Bát Tràng đã trở nên nổi tiếng, không chỉ được mọi gia đình, làng quê trên đất nước Việt Nam ưa chuộng mà còn thu hút được rất nhiều khách hàng trên thế giới.
Đã tới làng Bát Tràng không thể nào không tham quan chợ gốm Bát Tràng được đúng không nào. Du khách có thể tới chợ gốm bất cứ ngày nào trong tuần.
Tại đây, rất nhiều mặt hàng được bày bán, đa dạng về mẫu mã và chủng loại sản phẩm: từ đồ gia dụng, đồ thờ cúng, đồ trang trí đến đồ thủ công mỹ nghệ. Hình ảnh chợ gốm Bát Tràng đã được thể hiện trong một bài thơ của một tác giả:
CHỢ GỐM BÁT TRÀNG
Hôm qua Lễ hội Bát tràng
Vào xem chợ Gốm, ngỡ ngàng lắm thay
Ngắm nhìn Phượng múa, Rồng bay
Sờ đôi chim Hạc đậu ngay Lục bình.
Chèo lên hang động hữu tình
Núi cao thác đổ, trúc xinh đôi bờ
Mấy em gái nhỏ ngây thơ
Rúc rích tắm suối tôi ngờ là Tiên
Bạt ngàn hàng hóa ba miền
Khắc sâu dấu ấn Tổ tiên của mình
Từ hàng quốc kế, dân sinh
Đến đồ trang trí cung đình nay, xưa
Chợ vui, nhộn nhịp sớm, trưa
Chào, mời niềm nở thật vừa lòng nhau
Hẹn em lễ hội lần sau
Em cười, tặng cái gật đầu. Chia tay” .
Có thể nói, bất cứ thứ gì làm từ gốm thì chợ gốm Bát Tràng đều có. Trước khi quyết định mua, du khách còn được tận tay, tận mắt xem xét chất lượng của từng sản phẩm. Vì thế, việc khách hàng luôn hài lòng khi đến với chợ gốm Bát Tràng cũng là điều dễ hiểu.
Các sản phẩm làng gốm đều được chế tác bằng phương pháp thủ công
Ở làng gốm bát trang gần 700 năm lịch sử này, mọi lứa tuổi đều có công ăn việc làm.
Các cụ già giỏi nghề, làm việc suốt ngày bên bàn tạo mẫu, hay bên lò nung đang rừng rực lửa .
Phụ nữ thì vuốt gốm, phơi gốm, vào lò,… mỗi công đoạn sản xuất đòi hỏi nhiều thao tác.
Mỗi người thợ tại làng gốm bát tràng này cần có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao .
Sản phẩm của người Bát Tràng là kết tinh của sức lao động cần cù, sự khéo tay và đầu óc thẩm mỹ. Bằng mọi cách để giữ lấy nghề và di sản quý của cha ông. Từ nền tảng đó họ ra sức sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm gốm là những tác phẩm nghệ thuật tinh túy và sống động.
Như trong một đoạn thơ của một tác giả đã viết:
“ Đất thiêng người giỏi nức quê xưa,
Từ chiếc bàn xoay hưởng lộc vua.
Chất củi đun lò nên nghiệp cả,
Đất sông luyện gốm nổi cơ đồ.
Góp công ham nghĩa lời vua tặng,
Đỗ đạt cao danh phúc tổ thừa.
Này đất đáng yêu phong vị đẹp,
Đầy trời ngan ngát khí xuân đưa”
LÀNG GỐM BÁT TRÀNG TRONG THƠ CA
Ca dao tục ngữ về làng gốm bát tràng nhiều, thêm vào đó thì liên tục có những bài thờ viết về làng nghề truyền thống này.
NHẮC TỚI ẤM CHÉN VÀ GẠCH BÁT TRÀNG
“Uống chung một chén Bát Tràng
Rồi mai em có sang ngang cũng đành
Áo hồng, men ngọc, tóc xanh
Dòng sông quê mãi long lanh mộng vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”
Không chỉ nổi tiếng với những mặt hàng như ấm chén, gạch mà hiện nay, làng gốm sứ Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng.
Làng gốm Bát Tràng là nơi tạo cảm hứng nghệ thuật cho thơ ca, vẽ tranh, tượng và rất nhiều môn nghệ thuật khác. Ca dao tục ngữ về làng gốm bát tràng ngày một nhiều và đa dạng hơn.
Có thể nói đây là nơi trời đất và con người dung hòa vào nhau làm cho những tâm hồn nghệ thuật đạt được đỉnh cao để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để đời
MIÊU TẢ HÌNH ẢNH BÁT TRÀNG NGÀY NAY
Từ tháng 11-2004, thương hiệu “Bát Tràng – Việt Nam” được công bố và chính thức quảng bá thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng. Đó là một sự khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển và hội nhập với quốc tế.
Một bài thơ khác đã nói về hình ảnh Bát Tràng ngày nay:
BÁT TRÀNG NGÀY NAY
Một chín tám lăm (1985) tới Bát tràng
Thu gom số liệu về hàng thủ công
Chang chang nắng cháy bờ sông
Cưỡi chiếc xe đạp tôi rông khắp làng
Ngõ xóm than đất ngổn ngang
Nhà tranh tre nứa chất hàng thù lu
Đường đất xe chạy bụi mù
Nếu mưa chắc sẽ thành khu đầm lầy
Mới qua vài chục năm nay
Bát tràng lắm thứ đổi thay đã nhiều
Kinh doanh như gió gặp diều
Hàng xuất như nước thủy triều dâng cao
Từ Bát Tràng tới Giang cao
Nhà tầng san sát đường vào thênh thang
Chợ gốm sầm uất giữa làng
Điện đường trường trạm chỉnh trang tuyệt vời
Đình chùa miếu mạo khắp nơi
Được tu bổ lại làm nơi cúng thờ
Đây Nhà tưởng niệm Bác Hồ
Khang trang thanh lịch quy mô nhẹ nhàng.
Ngàn năm văn hiến Bát tràng
Kho tàng Gốm sứ hành trang vào đời
Gốm sứ nâng bổng con người
Ngang tầm thời đại cái nôi Bát tràng.
Những ngày lễ hội của làng
Khách du lịch tới ngỡ ngàng chiêm bao.
Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… với tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên đến hơn 40 triệu USD.
XEM NGAY: hình ảnh một số mặt hàng chuyên xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
Làng Bát Tràng thu hút không biết bao nhiêu lượt khách ghé thăm hằng năm. Tới đây, khách không chỉ sở hữu được những sản phẩm gốm sứ truyền thống mà còn tự tay mình chế tác ra những tác phẩm đem về làm kỷ niệm. Đứng trước nhiều sự lựa chọn, du khách cũng không bao giờ phải lo lắng về chất lượng khi mỗi một sản phẩm đều được làm thật tỉ mỉ dưới bàn tay của những người thợ gốm lành nghề tại đây nhé!
HÌNH ẢNH NGƯỜI THỢ NỮ TẠI LÀNG NGHỀ
Như chúng tôi chia sẻ, tại làng nghề Bát Tràng ai cũng đều có thể bắt tay vào công việc. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 – 5.000 lao động. Và đương nhiên trong đó không thể không nhắc đến những đôi bàn tay khéo léo của những cô thợ nơi đây. Một tác giả đã viết hẳn một bài thơ tặng cô thợ gốm Bát tràng.
ĐÔI TAY VÀNG
Đôi tay em trắng nõn nà
Thoáng nhìn anh ngỡ khóm hoa nhiều cành
Hòn đất cứ chạy vòng quanh
Nhanh tay em nặn nó thành lọ hoa
Lọ hoa trắng mịn làn da
Như đôi tay đẹp ngọc ngà của em
Mới nhìn anh đã thấy thèm
Cái nghề gốm sứ của em đấy mà
Nghìn năm lịch sử trôi qua
Trong tay em cả tinh hoa làng nghề
Dây chuyền tự động nhập về
Lò ga công nghệ đất quê Bát tràng
Kỷ thuật mới bàn tay vàng
Nhiệt tình tuổi trẻ làm hàng đẹp hơn
Vừa tinh xảo vừa có hồn
Hàng em nổi tiếng bán buôn khắp vùng
Em nay xứng đáng Anh hùng
Thời kỳ đổi mới lập công xây đời
Bát tràng 8-3-2011
Ca dao tục ngữ về làng gốm bát tràng CA NGỢI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
Cách Hà Nội chưa đầy 10km bạn sẽ đến với quê hương của gốm Bát Tràng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Bát Tràng xuất hiện vào thời nhà Lý (1010-1225) dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình đi lập nghiệp tại vùng đất mới và sau này đặt tên là xã Bát Tràng. Sở dĩ người dân Bồ Bát chọn vùng đất này là nơi để họ lập nghiệp vì ở đây có đất sét trắng, là nguồn nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm chất lượng cao.
Trong tập thơ “Đêm Trăng” của Tập thơ đôi Nguyên – Cước có bài thơ “Gốm sứ Bát Tràng”. Đây là một trong bài thơ ca ngợi về làng gốm Bát Tràng, là tình cảm tác giả dành riêng cho quê hương Bát Tràng.
Bài thơ được chúng tôi trích và gửi đến các bạn đọc như sau:
Gốm sứ Bát Tràng
Chiều thu dẫn lối tôi vào
Say say gốm sứ Giang Cao Bát Tràng
Đường quê nhuộm nắng nhạt vàng
lung linh huyền ảo, mênh mang đất trời
Men xanh, men ngọc thắm tươi
Làng nghề tô đẹp sáng ngời Thủ Đô
Ngỡ ngàng là thật hay mơ
Tàu bè tấp nập bên bờ sông quê
Giang cao gốm sứ làng nghề
Bồng bềnh sống vỗ chở về muôn nơi
Bàn quay em đắp em cười
Em gieo nét vẽ cho đời là đây
Gió thu êm ả vờn mây
Sông Hồng thả sóng vơi đầy đắm say
Quê hương dáng thế rồng bay
Cao tầng khoe sắc đổi thay từng ngày
Một chiều như thế nơi đây
Đưa ta về lối giăng đầy trang thơ.
Các sản phẩm gốm sứ bát tràng được chế tác với nhiều màu men khác nhau, từ truyền thống đến hiên đại. Khách hàng thoải mái lựa chọn cho cho mình tone màu sản phẩm phù hợp với không gian sống của mình. Làng gốm Bát Tràng đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống của người dân như một vẻ đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
Ca dao tục ngữ về làng gốm bát tràng còn rất nhiều, các bạn có thể tìm hiểu thêm nhé!
Mua các sản phẩm GỐM SỨ BÁT TRÀNG ở đâu?
Làng Gốm Bát Tràng ở Gia Lâm Hà Nội tuy nhiên ngày nay muốn sở hữu được những sản phẩm tại đây các bạn không cần phải di chuyển tới tận HÀ NỘI mà có thể mua ở bất cứ đâu. Thậm chí chỉ một vài thao tác tại nhà các bạn cũng đã có thể đặt hàng nhanh chóng.
Làng gốm Bát Tràng có danh bất hư truyền từ xưa đến nay. Trước kia Phần lớn những sản phẩm là đồ dùng, đồ thờ cúng của triều đình, đồ cống tế… Sau này, các sản phẩm gốm đã đi vào đời sống người dân phổ biến và ngày càng được ưa chuộng từ mặt hàng trang trí, trưng bày làm quà tặng. Để mua các mặt hàng gốm sứ Bát Tràng khách hàng có thể đặt hàng online qua số Hotline: 0912 992 544.
Hoặc tới trực tiếp hệ thống cửa hàng KHÔNG GIAN GỐM tại các địa chỉ sau:
Showroom 1: Số 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng, P, Tân Phong, Quận 7, Tp HỒ CHÍ MINH
Showroom 2 : Số 130 Cộng Hòa, Phường , Quận Tân Bình, Tp HỒ CHÍ MINH
Showroom 3 : Số 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Showroom 4 : 98 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh
Showroom 5 : 863 Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, Tp.HCM
Showroom 6 : 351 Bạch Đằng, F15, Bình Thạnh, Tp.HCM
Hi vọng với những gì chúng tôi chia sẻ Ca dao tục ngữ về làng gốm Bát Tràng sẽ giúp cho mọi khách hàng trên toàn quốc có thể hiểu hơn về làng gốm bát tràng, về con người cũng như về địa chỉ mua hàng Bát Tràng chất lượng.