Có thể nói từ hàng trăm năm qua, ngành nghề thủ công mỹ nghệ của nước ta vẫn tiếp tục duy trì và phát triển mạnh, đặc biệt phải kể đến các tác phẩm thủ công gốm sứ Thời Mạc. Sự phát triển của lối sống hiện đại hôm nay cộng với việc thương nghiệp hóa đã khiến cho các làng nghề thủ công chế tác gốm sứ truyền thống có những bước chuyển mình mới.
Nhưng cho dù trải qua bao lâu, những sản phẩm thủ công của gốm Bát Tràng đặc biệt các tác phầm đồ thờ Bát Tràng cúng vẫn được mọi người đón nhận nồng nhiệt trong cả nước và quốc tế. Các tác phẩm gốm mỹ nghệ của làng Bát Tràng như : đèn men rạn đắp nổi và đặc biệt là bộ chân đèn thời Mạc trở thành tác phẩm gốm thủ công suất sắc, thống nhất cả về kết cấu, màu sắc và phát huy triệt để ưu điểm nổi bật của dòng men rạn đắp nổi.
Ý nghĩa đèn thờ trong thờ cúng
Đèn dầu chính là yếu tố hỏa trong 5 yếu tố ngũ hành: Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngọn đèn tốt giúp duy trì nhiệt độ và ánh sáng, giúp đạt được sự cân bằng và kích hoạt được phúc lộc. Đèn dầu là một nét đẹp tín ngưỡng, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa phong thủy. Vì vậy mà đèn dầu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ tổ tiên gia đình hoặc nơi thờ phụng để “giữ lửa” và để lấy lửa thắp hương khấn vái.
Cây đèn thờ thời Mạc gốm Bát Tràng
Ngày nay, những cây đèn thờ thời Mạc với chất liệu gốm Bát Tràng men rạn đắp ra đời bởi bàn tay của những nhà chế tác thành thục, trải qua rất nhiều công đoạn : từ chuốt gốm, tạo hình dáng truyền thống của những chiếc đèn thờ cho đến đến khâu lắp ghép các bộ phận và đắp nổi hoa văn trạm trổ, tất cả đều được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công, tỉ mỉ trong từng chi tiết.
Bên cạnh đó, ý nghĩa của bộ đèn thờ thời Mạc được lưu truyền cho đến thời hiện đại. Đặt để bộ đèn thờ Thời Mạc trong không gian thờ cúng của ngôi nhà, ngôi chùa ngoài việc tượng trưng cho việc giữ lửa cần thiết trong phong tục thờ còn thể hiện được sự trang nghiêm và đẳng cấp.
Video sản phẩm đèn thờ thời Mạc men rạn đắp nổi giả cổ:
LƯU Ý : Vui lòng chọn chế độ Full HD hoặc 1080 để xem với chất lượng cao