Chùa Liên Phái nổi tiếng không chỉ được biết đến là nơi hành hương khấn phật của con hương đệ tử gần xa; mà nơi đây còn là nơi làm bùa; giải trùng tang và bốc bát hương linh nghiệm có tiếng tại phố Bạch Mai, Hà Nội. Hôm nay hãy cùng Không Gian Gốm tìm hiểu chùa Liên Phái phố Bạch Mai một cách chi tiết qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu chùa Liên Phái phố Bạch Mai – Lịch sử hình thành
Chùa Liên Phái có tên chữ là Liên Tông Tự; nằm tại ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc cổ với giá trị lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa. Lúc mới xây dựng năm 1733 chùa có tên là Liên Hoa; cũng có lúc được gọi là chùa Liên Tông (đây là tên của thiền phái do Tổ Cứu Sinh – người đầu tiên xây dựng chùa).

Đến năm 1840 phải kiêng húy mẹ vua Thiệu Trị (Hồ Thị Hoa) và chính vua Thiệu Trị (Nguyễn Phúc Miên Tông) nên chùa đổi tên là Liên Phái. Chùa do Lân Giác Thượng sĩ Trịnh Thập (tức con của Tấn Quang Vương Trịnh Bình; em ruột của chúa Trịnh Cương) xây dựng năm Bảo Thái thứ 7 (1726).
Khi ấy ông phát hiện một ngó sen trong lúc cho đào đất ở gò cao sau phủ để làm hồ; quý tộc Trịnh Thập cho đó là điềm xuất gia; được Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni giáng lâm và tin rằng mình có duyên với đạo Phật. Bèn sửa phủ thành chùa; đặt tên là Liên Hoa; lập viện Ly Trần để tham thiền; đọc sách kinh Phật và trở thành người trụ trì đầu tiên của chùa; đồng thời là tổ thứ nhất của Thiền phái Liên Tông.
Nghệ thuật kiến trúc của chùa Liên Phái phố Bạch Mai
Về mặt kiến trúc, chùa đã được tu sửa nhiều lần và xây thêm nhiều hạng mục để trở nên khang trang như ngày hôm nay. Năm Tự Đức thứ 7 (1854) chùa tiến hành trùng tu sửa chữa lại nhà tổ; nhà tăng; hành lang tả hữu; tô tượng Phật;… Đến năm Kỷ Tỵ (1869) chùa cho làm thêm gác chuông; xây tường bao quanh và một số công trình Phật Giáo khác. Mặc dù được tu sửa nhiều lần nhưng kiến trúc của chùa Liên Phái hầu như vẫn giữ được hình dạng từ lúc xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc” như các ngôi chùa cổ thời Lê.

Bước vào cổng chùa; du khách sẽ thấy hai hồ nước rộng đối xứng hai bên tạo nên cảnh tượng nên thơ, thoáng mát và thanh tịnh. Phía trước là ngôi tháp Diệu Quang cao 10 tầng hình lục lăng. Ngôi tháp với những đường nét chạm trổ độc đáo được coi là kiến trúc quý hiếm vào bậc nhất trong các ngôi chùa ở Hà Nội. Phía sau tháp Diệu Quang là nhà bia; nơi đây ghi lại lịch sử hình thành; các lần tu bổ và tên những người đóng góp công đức xây dựng chùa.
Tiền đường và khu Tam bảo thờ Phật của chùa nằm kề nhau. Tiền đường bên phải gồm 5 gian; bộ khung nhà bằng gỗ với 6 vì kèo đỡ mái. Thượng điện nối với gian giữa tiền đường bằng một nếp nhà dọc 3 gian. Các bộ vì kèo ở đây có thiết kế tương tự như tiền đường; cột cái được kê trên trụ đá xanh hình tròn và trang trí chủ yếu bằng hoạ tiết tứ linh, tứ quý.

Từ Tam bảo đi qua một sân nhỏ thì đến nhà Tổ; phía sau là vườn tháp. Khu vườn tháp sau chùa hiện còn 9 ngôi tháp; trong đó có ngôi tháp Cứu Sinh (tên của tổ Thiền phái Liên Tông) xây bằng đá; đây được coi là tháp đá cổ nhất khu vực nội thành Hà Nội. Viền chân tháp được chạm hình hoa sen nổi; đây cũng là nét đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc thời Hậu Lê. Trong lòng tháp có bài vị của Tổ Cứu Sinh; trên trần viền khối hình bát quái, bao quanh vòng tròn âm dương.

Một số di vật còn lưu giữ lại chùa Liên Phái
Trong chùa Liên Phái hiện nay còn lưu trữ 34 tấm bia cổ; những tấm bia này ghi sự tích về lịch sử của chùa và những người đóng góp công sức xây dựng chùa. Ngoài tượng Phật; nơi đây còn có tượng thượng sĩ Lân Giác; tượng tổng đốc Hà (Nội) – Ninh (Bình) Nguyễn Đăng Giai (chuyển từ chùa Báo Ân đến). Quả chuông đồng “Liên Tông tục diện” (Liên Tông kế tục sáng ngời) thời Lê Trung Hưng cũng là cổ vật có giá trị lịch sử cao.

Chùa Liên Phái là một công trình kiến trúc; điêu khắc và lịch sử Phật giáo rất có giá trị của Thủ đô. Chùa cũng được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận chùa là di tích cấp quốc gia ngày 28/4/1962.
- Xem thêm: Tham quan chùa Láng Hà Nội – Ngôi chùa cổ với vẻ đẹp bình yên
Chùa là một điểm du lịch tâm linh đặc sắc thu hút được đông đảo các Phật tử và du khách tới viếng. Nếu như bạn không có thời gian trực tiếp đến hành hương cầu may mắn, sức khỏe tại đây thì lập bàn thờ trong gia đình để hành lễ tại nhà cũng là lựa chọn phù hợp. Không Gian Gốm với gần 10 cửa hàng cung cấp đồ gốm sứ trải dài trên khắp cả nước là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình khi có ý định mua đồ thờ gốm sứ. Các sản phẩm tại đây đều được cam kết sản xuất tại làng gốm 100% cũng như có chất lượng và giá thành tốt nhất thị trường. Mọi thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0912 992 544, website Battrangvn.vn.