Tham quan chùa Láng Hà Nội – Ngôi chùa cổ với vẻ đẹp bình yên

Du lịch chùa, đền hay hành hương đến các địa điểm tâm linh từ lâu đã trở thành thói quen và cũng là nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam. Một trong những điểm đến nổi tiếng là chùa Láng. Khi đến đây du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp yên bình của thiên nhiên; mà còn tìm thấy sự thanh tịnh trong cõi thiền; gột bỏ được những muộn phiền cuộc sống. Vậy hôm nay hãy cùng Không Gian Gốm ghé tham quan chùa Láng Hà Nội để tìm hiểu về lịch sử cũng như lối kiến trúc cổ độc đáo nơi đây.

Tham quan chùa Láng Hà Nội - Ngôi chùa cổ với vẻ đẹp bình yên
Tham quan chùa Láng Hà Nội – Ngôi chùa cổ với vẻ đẹp bình yên

Tham quan chùa Láng Hà Nội – Lịch sử hình thành

Ngôi chùa tọa lạc tại làng Yên Lãng (tên Nôm là Láng), thuộc phường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội và cách trung tâm thủ đô chỉ khoảng 5km. Chùa có tên chữ là Chiêu Thiền tự; nhưng vì nằm trên làng Láng nên người dân thường quen gọi là chùa Láng. Tương truyền chùa được khởi dựng từ đời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Chùa thờ Từ Đạo Hạnh; một thiền sư nổi tiếng thời Lý, thuộc phái Thiền Vinitaruci. 

Tham quan chùa Láng Hà Nội - Lịch sử hình thành
Tham quan chùa Láng Hà Nội – Lịch sử hình thành

Người xưa kể lại rằng; nhà sư này đã đầu thai làm con trai nhà quý tộc Sùng Hiền hầu. Vì vua Lý Nhân Tông (1072-1128) không có con nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi; tức vua Lý Thần Tông ( 1128-1138 ). Vì lẽ ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Vào thời Lý, Phật giáo phát triển cực thịnh; chùa Láng cũng đã được trùng tu nhiều lần. Dung mạo ngôi chùa ngày nay là kết quả của lần trùng tu khoảng giữa thế kỷ XIX.

Những nét đẹp của kiến trúc nghệ thuật chùa Láng

Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) là một ngôi chùa cổ đã lâu; khi đến đây du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp cổ kính, trang nghiêm, khí chất kể cả lịch sử và kiến trúc. Cổng tam quan của chùa khá đồ sộ;, vững chắc với kết cấu bốn cột vuông kết hợp ba mái cong không trùm lên nhau mà được gắn vào sườn cột; mái ở cổng chính cao hơn hai mái ở cổng phụ. Trên cổng còn có tấm hoành phi lớn với dòng chữ “ Thiền thiên Khải Thánh”.

Tham quan chùa Láng Hà Nội - Nét đẹp kiến trúc
Tham quan chùa Láng Hà Nội – Nét đẹp kiến trúc

Bước qua cổng tam quan sẽ là sân chùa được lát bằng gạch Bát Tràng; ở giữa có chiếc sập đá nơi đặt kiệu trong các ngày hội. Từ phía sau cột đá là Tam quan nội với kiểu nhà ba gian. Tiếp tục bước vào là nhà bát giác với lối kiến trúc độc đáo. Nơi đây đặt tượng Từ Đạo Hạnh khi làm lễ dâng hoa. Nhà bát giác có mái chồng 2 tầng; tất cả 16 mái; bên trên đắp 8 con rồng tượng trưng cho 8 đời vua Lý. Qua nhà bát giác này mới đến các kiến trúc chính của chùa: bái đường; nhà thiêu hương; thượng điện; các dãy hành lang; nhà tổ và tăng phòng;…

Tham quan chùa Láng Hà Nội - Nét đẹp kiến trúc
Tham quan chùa Láng Hà Nội – Nét đẹp kiến trúc

Vườn chùa, vườn tháp Tổ sau chùa là một không gian tĩnh mịch; tại đây có những ngôi mộ tháp với niên đại hàng trăm tuổi. Là hình ảnh để khách thập phương cũng như các Phật tử phương xa tưởng nhớ công đức của những nhà sư đã trụ trì; đóng góp cho Phật pháp và trùng tu ngôi chùa. Ngoài ra Động Thập điện Diêm Vương ở hai dây hành lang chùa Láng cũng được nhiều người ghé tham quan khi miêu tả chân thật những hình phạt ở các tầng địa ngục.

Những di vật cổ và lễ hội ở chùa Láng

Chùa Láng hiện đang lưu giữ 198 pho tượng cổ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó đặc sắc nhất phải kể đến là tượng vua Lý Thần Tông làm bằng gỗ mít với tư thế ngồi trên ngai vàng; tượng Thiền Sư Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan phủ sơn và cùng nhiều tượng Phật quý giá tôn trí tại thượng điện; hậu cung. Cùng với đó nhiều bảo vật quý giá khác như: 39 bức hoành phi; 31 câu đối; 15 bia đá;… Tấm bia cổ nhất được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656). Văn bia do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết và giải thích tên chùa: “Đất phúc cõi thiêng duy có chùa Chiêu Thiền bậc nhất. Vì có điềm tốt rõ rệt, nên gọi là “Chiêu”. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đạo Hạnh nên gọi là Thiền”.

Tham quan chùa Láng Hà Nội
Tham quan chùa Láng Hà Nội

Hội chùa Láng cử hành vào ngày mồng bảy tháng ba âm lịch; là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng; đây là nơi thờ bố mẹ ông. Chùa Láng là dạng chùa “Tiền Phật, Hậu Thánh”; một đặc trưng khác biệt tại chùa là do Từ Đạo Hạnh vừa là sư vừa là Thánh của làng nên người dân ở đây dâng cả rượu, thịt cho Ngài trong ngày lễ hội.

Tham quan chùa Láng Hà Nội
Tham quan chùa Láng Hà Nội

Trên đây là những thông tin của chùa Láng mà chúng tôi tổng hợp được; hy vọng có thể giúp độc giả biết thêm được nhiều điều thú vị về ngôi chùa này. Bên cạnh việc đi chùa cúng bái thì điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành tâm hướng thiện trong mỗi con người. Không Gian Gốm là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp các những vật phẩm thờ cúng chính hãng Bát Tràng với cam kết về chất lượng lẫn giá thành sản phẩm. 

Quý khách hàng có thắc mắc hay cần được tư vấn về đồ thờ cúng xin liên hệ với Không Gian Gốm qua website Battrangvn.vn; hotline 0912992544 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh cửa hàng để được phục vụ tốt nhất.

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo