Đến thăm chùa Đậu huyện Thường Tín – Khám phá hai pho tượng nhục thân

Chùa Đậu được mọi người biết đến bởi sở hữu kiến trúc đặc biệt cũng như mang những nét nghệ thuật của nhiều vương triều khác nhau. Ngôi chùa xứng đáng là một điểm sáng trong hệ thống di tích của huyện Thường Tín nói riêng và của cả nước nói chung. Hôm nay hãy cùng chúng tôi đến thăm chùa Đậu huyện Thường Tín và tìm hiểu những câu chuyện đặc biệt nơi đây.

Đến thăm chùa Đậu huyện Thường Tín - Khám phá hai pho tượng nhục thân
Đến thăm chùa Đậu huyện Thường Tín – Khám phá hai pho tượng nhục thân

Lịch sử hình thành của chùa Đậu

Chùa Đậu có tên chữ là Thành Đạo tự nằm tại thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Có một số nguồn thông tin cho rằng chùa được dựng dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai khoảng từ năm 602 đến 939. Nhưng theo văn bia tại chùa thì chùa Đậu được khởi dựng từ thời triều Lý. Hiện tại trong chùa còn giữ được cuốn sách quý bằng đồng cũng kể lại rằng Sĩ Nhiếp đã cho lập ngôi chùa này vào đầu thế kỷ thứ III; cụ thể từ năm 200 cho đến 210 khi ông nhận ra địa thế linh thiêng của khu vực này. Ban đầu chùa có tên là Thành Đạo tự với ý nghĩa đây là mảnh đất của Phật. Mãi về sau khi Sĩ Nhiếp rước Đại Thánh pháp Vũ Đại Bồ Tát (Bà Đậu) về thờ và đổi tên của thành Pháp Vũ Tự cho đến ngày nay.

Đến thăm chùa Đậu huyện Thường Tín - Lịch sử hình thành
Đến thăm chùa Đậu huyện Thường Tín – Lịch sử hình thành

Ngoài những tên gọi trên, chùa Đậu còn được người xưa gọi là chùa Bà hay chùa Vua. Bởi chùa này chủ yếu dành cho các bậc vua chúa; người dân chỉ được vào lễ trong ba ngày có hội. Ngay từ khi mới lập, chùa đã nổi tiếng linh thiêng. Tuy nhiên từ khi khởi dựng đến ngày nay ngôi chùa đã trải qua không ít các đợt trùng tu lớn nhỏ bởi sự tàn phá của chiến tranh. Năm 1948, chùa Đậu bị quân Pháp đến phá lấy đất làm đồn bốt; vứt tất cả tượng khí xuống ao.Người dân lúc bấy giờ tập trung lại; kéo đến xin vị quan Tây cho rước Bà Đậu về thờ tạm ở chùa Dâu. Đến năm 1951, quân đội nhân dân Việt Nam tấn công; phá tan bốt của quân Pháp nhưng ngôi chùa cũng bị phá hủy hoàn toàn. Chùa Đậu cũ lúc này được dùng xây kho lương thực hợp tác xã. Năm 1968, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính; cả khu đất chùa Đậu cũ giờ thuộc về thôn Đại Tự, xã Thanh Khương. Năm 1997, người dân thôn Đông Cốc xây lại chùa Thành Đạo bên cạnh đình Đông Cốc; cùng lúc đó người dân thôn Đại Tự cũng xây dựng lại chùa Thành Đạo trên nền chùa xưa để thờ Bà Đậu.

Đến thăm chùa Đậu huyện Thường Tín - Lịch sử hình thành
Đến thăm chùa Đậu huyện Thường Tín – Lịch sử hình thành

Khám phá kiến trúc nghệ thuật của chùa Đậu 

Nói về kiến trúc; đây là ngôi chùa được xây dựng với một quy mô tổng thể rất lớn; với kết cấu theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”. Trong khuôn viên chùa có các công trình kiến trúc thờ tiền Phật, hậu thánh; được bố cục theo hình chữ “Công”. Xung quanh chùa được tôn trí bởi các cụm kiến trúc khác tạo thành hình chữ “Quốc”. Các hạng mục chính tại chùa Đậu bao gồm: Tam quan; nhà tả vu – hữu vu; tiền đường; tam bảo; nhà tổ…

Khám phá kiến trúc nghệ thuật của chùa Đậu
Khám phá kiến trúc nghệ thuật của chùa Đậu

Khi đặt chân vào chùa; du khách sẽ nhận thấy cổng Tam quan được thiết kế hai tầng tám mái với các cầu đao cong vút. Tầng trên treo quả chuông đồng có niên đại từ năm 1801 vào thời Tây Sơn. Các mảng chạm bên trong và ngoài cổng Tam quan đều được khắc họa hình rồng, lân, phượng, ngựa và hoa cỏ kết hợp với chữ Hán mang nét đặc trưng của thế kỷ thứ XVII.

Bước qua cổng Tam quan là đến khu vực khuôn viên của chùa. Khuôn viên chùa có một sân gạch rộng; hai bên có hai tòa giải vũ làm nơi nghỉ ngơi cho khách hành hương. Tiền đường phía trước nối liền với hai dãy hành lang song song dẫn ra khu vực nhà tổ ở phía sau. Lối kiến trúc này tạo nên kết cấu vuông bao bọc lấy tòa Thiêu hương và điện thờ nữ thần Pháp Vũ (hay Bà Đậu). Trên các dãy hành lang cũng là nơi tôn trí các vị La Hán và năm tấm bia đá.

Khám phá kiến trúc nghệ thuật của chùa Đậu
Khám phá kiến trúc nghệ thuật của chùa Đậu

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam; trong chùa Đậu còn lưu giữ nhiều di vật và đồ thờ cổ có giá trị như đôi rồng đá niên đại lịch sử hơn 500 năm tuổi; khánh đồng đúc năm 1774; hai tấm biển gỗ sơn son thiếp vàng khắc hai bài thơ nôm của chúa Trịnh Căn và chúa Trịnh Cương; chuông;… Ðặc biệt, trong chùa có hai pho tượng là nhục thân của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ XVII.

Khám phá kiến trúc nghệ thuật của chùa Đậu
Khám phá kiến trúc nghệ thuật của chùa Đậu

Hai bức tượng nhục thân đặc biệt ở chùa Đậu

Hai pho tượng nhục thân của nhà sư Vũ Khắc Minh và nhà sư Vũ Khắc Tường có thể được xem là “quốc bảo” của Việt Nam hiện nay. Hai di hài bó sơn ta của hai vị thiền sư này được đưa về Viện Khảo cổ học và được tiến hành đo đạc nghiên cứu và chụp phim X quang tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội để xác định giá trị.  

Hai bức tượng nhục thân đặc biệt ở chùa Đậu
Hai bức tượng nhục thân đặc biệt ở chùa Đậu

Theo truyền tụng dân gian, vào khoảng 300 năm trước; thiền sư đã ngồi thiền với chum nước trong am. Người dặn các phật tử; sau 100 ngày nếu không thấy tiếng mõ của ngài thì hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thiền sư ngồi im thì cứ để như thế và lấy sơn ta bả lên người; nếu thấy có mùi hôi thối thì dùng nước am xấp lên đem đi chôn. Nghe lời thầy dặn các đệ tử liền bả sơn vào thân xác ngài và dựng am thờ phụng. Ngày nay khi Kiểm tra X-quang; các nhà nghiên cứu còn thấy rõ xương cốt bên trong thi hài; toàn thân hai vị thiền sư không có vết đục đẽo. Trải qua gần 400 năm tồn tại; thân thể của hai ngài vẫn không hề bị hủy hoại. Tượng nhà sư Vũ Khắc Minh cao 57cm, nặng 7,5 kg; còn nhà sư Vũ Khắc Trường cao 75cm, nặng 31 kg.

Khám phá kiến trúc nghệ thuật của chùa Đậu

Chùa Đậu cho đến nay đã được ghi nhận trên nhiều phương diện; ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật năm 1964. Hay lập kỷ lục là ngôi chùa có tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam và kỷ lục có Quyển sách ghi lịch sử chùa bằng đồng xưa nhất Việt Nam vào năm 2007. Đây sẽ là địa điểm không thể bỏ lỡ nếu như bạn có dịp đến với huyện Thường Tín, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm:

Không Gian Gốm với nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất và cung cấp đồ thờ gốm sứ là địa điểm uy tín được nhiều gia đình lựa chọn. Những vật phẩm thờ cúng của chúng tôi luôn được cam kết về chất lượng lẫn giá thành xuất xưởng. Mọi câu hỏi về đồ thờ cúng hay cần tư vấn lập bàn thờ tại nhà xin liên hệ với Không Gian Gốm qua website Battrangvn.vn hoặc hotline 0912992544 để được giải đáp nhanh chóng.

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo