Chùa Bát Bửu Phật Đài – Ngôi chùa Phật “cô đơn” ở Tp.HCM

Chùa Bát Bửu Phật Đài, còn được người dân gọi với cái tên quen thuộc là chùa Phật Cô Đơn. Tọa lạc ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP.HCM khoảng 30km về phía Tây nam. Chùa chính là địa điểm tâm linh, thu hút rất nhiều khách hành hương gần xa đến dâng hương cúng Phật, tham quan và cầu nguyện.

Chùa Bát Bửu Phật Đài – Sự tích với cái tên “Chùa Cô Đơn”

Cái tên chùa “Cô Đơn”chỉ là tên gọi dân gian, nhưng lại thông dụng và được nhiều người biết đến nhiều hơn. Thực tế đây là Phật Đài chứ không phải chùa, vì ở đây chẳng có ngôi chùa nào cả.

Cho đến nay, có nhiều sự tích về cái tên chùa Phật Cô Đơn. Người thì kể rằng, khi vào chùa chỉ thấy có độc nhất một bức tượng Phật ngồi một mình mà không có bề trên bề dưới hầu hạ nên gọi Phật cô đơn. Nhiều người tìm hiểu hơn thì nói rằng, vì trước đây chiến tranh loạn lạc, người dân phải chạy bôn ba trốn bom đạn, nhưng tượng Phật vẫn hiên ngang, trơ trọi ở lại.

Tượng Phật “Cô Đơn” trong truyền thuyết

Trong khoảng thời gian này, có một người phụ nữ rất giàu có muốn xây một ngôi chùa lớn ở vùng đất này để tích công đức. Vì tôn tượng Phật Thích Ca được bà thỉnh về quá lớn, nên mọi người có nhã ý sau khi hoàn thành ngôi Phật Đài thì mới thỉnh bức tượng này về sau. Các phần kiến trúc khác sẽ tiếp tục xây dựng khi tôn tượng đức Phật đã yên vị.

Tuy nhiên, khi thỉnh được tôn tượng về thì cũng vào thời gian đó, phong trào Đồng Khởi diễn ra quyết liệt. Chiến tranh loạn lạc, người chống giặc, kẻ chạy giặc, việc xây cất chùa bị trì hoãn. Vậy là tôn tượng đức Phật trở nên “cô đơn” giữa cánh rừng bạch đàn bát ngát, không một mái che, không cả một “ngôi nhà” hoàn thiện.

Một phần khác vì chính sách đáng sợ của đế quốc Mỹ, khiến cho bà con nhân dân không dám ghé đến dâng hương, thắp nhang cũng chẳng cắm cho Ngài một cành hoa. Và cũng từ đó cái tên “Phật Cô Đơn” xuất hiện từ đó.

Nguồn gốc xuất xứ của chùa Bát Bửu Phật Đài

Hơn 60 năm trước,  cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường khu đất rộng chừng 30 ha của gia đình, trên đó kiến tạo ngôi chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng. Vào năm 1955 bắt đầu kiến tạo Chùa Thanh Tâm và hoàn thành năm 1956. Ngay sau đó, chùa Bát Bửu Phật Đài được tôn tạo hoàn chỉnh vào năm 1961.

Phật đài có kiến trúc hình bát giác, cao 3m. Trên đài, tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca cao 7m, nặng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt chủ trương tôn tạo, với sự tùy hỷ hiến cúng của cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền. Lễ Thượng phướn và lễ An vị Phật được tổ chức vào các ngày 22 đến 25/8/1961 (Vu Lan năm Tân Sửu).

Chùa hiện được trùng tu rất nhiều lần và trở nên mới mẻ hơn

Bước chuyển mình đáng nhớ của chùa Bát Bửu Phật Đài

Năm 1988, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh đã quyết định giao cho Ban Đại diện Phật giáo huyện Bình Chánh từng bước trùng tu ngôi chùa có kiến trúc độc đáo này với nhiều công trình: nhà tiếp khách, phòng phát hành kinh sách, cổng tam quan… đã được xây dựng, sửa sang và tiếp tục tôn tạo, xây dựng nhiều tượng Phật tích trong khuôn viên chùa.

Bức tượng Phật Quan Thế Âm được xây dựng và đặt ngay lối đi vào chánh điện chùa

Năm 2014, Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chùa Bát Bửu Phật Đài bàn lại cho Ban Trị sự GHPGVN thành phố.

Sau khi thấy mọi thứ đã ổn thỏa, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP đã quyết định thành lập Ban Kiến thiết do HT.Thích Trí Quảng, Pháp Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP làm Trưởng ban. Quyết định này giúp quy hoặc và tiến hành xây dựng ngôi chùa Bát Bửu Phật Đài hoàn chỉnh trên mảnh đất rộng đến  46.4299m2, đầy đủ khuôn viên, phòng thờ cúng, xây dựng kiến trúc, … để có thể đáp ứng yêu cầu về sinh hoạt tôn giáo cũng như tín ngưỡng của những người dân hiện nay.

Một bức tượng Phật khác đặc trong chùa

Trong tương lai, chùa Bát Bửu Phật Đài sẽ dự tính xây thêm nhiều khu phòng mới. Hợp tác với cơ sở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để tạo thành cụm điểm văn hóa, giáo dục và tín ngưỡng Phật giáo lớn của thành phố. Góp phần tạo ra một địa điểm tâm linh đáng kính, nơi bạn có thể đến tham quan, dâng hương, nghe chuyện xưa tích cũ và trải nghiệm cảm giác thanh bình, thoải mái nhất.

Bài viết liên quan

GỌI

Facebook

logo-zalo-vector

Zalo